Luyện tập 1 trang 46 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Em hãy xử lí các tình huống sau:
a. Dành dụm được 100 triệu đồng, chị B có ý định mang gửi tiết kiệm ở ngân hàng để được hưởng lãi suất 6,8%/năm. Tình cờ biết bà T trong xóm đang lo thủ tục để vay ngân hàng 100 triệu đồng với lãi suất 10%/năm, chị B đắn đo suy tính: "Hay là mình cho bà T vay để được hưởng lãi suất cao hơn, còn bà T thì đỡ phải lo hồ sơ thủ tục để vay tiền của ngân hàng ?”.
Theo em, chị B nên gửi tiền ở ngân hàng hay cho bà T vay? Vì sao?
b. Trong xóm có bà Y đang vận động mọi người cho vay tiền sẽ được hưởng lãi suất rất cao so với gửi ngân hàng đề bả lấy vốn đầu tư kinh doanh. Bác hàng xóm tin tưởng, rủ mẹ H cho bà Y vay tiên. H muốn ngăn mẹ không cho bà Y vay tiền.
Nếu là H, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào?
c. Năm nay, D vừa thi đỗ đại học nhưng mẹ băn khoăn không biết có nên cho D đi học không vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ tiền đóng học phí. Bác K hàng xóm biết chuyện, khuyên gia đình D nên vay tiền ở ngân hàng chính sách xã hội, nhưng mẹ D sợ không trả được.
Nếu là D, em sẽ làm gì?
Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập 4 trang 51
Phương pháp giải:
- Tình huống a:
+ Chị B nên gửi ngân hàng để khoản tiền của mình an toàn
+ Chị B cho bà T vay thì chưa chắc đã được nhận về số tiền gốc và lãi nếu bà T làm ăn thua lỗ
- Tình huống b:
+ Khuyên mẹ không nên cho mượn
+ Trường hợp bà Y làm ăn thua lỗ sẽ khó lấy lại tiền
- Tình huống c:
+ Khuyến khích mẹ vay tín dụng để cho D đi học Đại học
+ D sẽ có cơ hội việc làm nhiều hơn với mức lương cao hơn, có khả năng trả lãi ngân hàng thay mẹ
Lời giải chi tiết:
- Xử lí tình huống a. Theo em, chị B nên gửi tiền ở ngân hàng bởi vì mặc dù lãi suất ở ngân hàng thấp hơn tuy nhiên chị B có thể chắc chắn về khoản tiền của mình được nhận còn nếu chị B cho bà T vay thì chưa chắc đã được nhận về số tiền gốc và lãi trong trường hợp bà T kinh doanh thua lỗ.
- Xử lí tình huống b. Nếu là H, em sẽ thuyết phục mẹ rằng nếu cho bà Y vay tiền dù có lãi suất cao nhưng khoản tiền ấy chưa chắc mình sẽ nhận được trong trường hợp bà Y kinh doanh thua lỗ.
- Xử lí tình huống c. Nếu là D, em sẽ khuyến khích mẹ vay tín dụng để cho D đi học bởi vì khi học Đại học thì mình sẽ có cơ hội việc làm nhiều hơn với mức lương cao hơn, lúc đấy D có thể trả vốn và lãi cho ngân hàng thay mẹ.
-- Mod GDKT & PL 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
Luyện tập 2 trang 50 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Luyện tập 3 trang 51 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Vận dụng 1 trang 51 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Vận dụng 2 trang 51 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập 1 trang 27 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 2 trang 27 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 3 trang 28 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 4 trang 28 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 5 trang 29 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
-
a. Tín dụng là hoạt động người cho vay giao quyền sở hữu nguồn vốn cho người vay trong một thời gian nhất định.
b. Khi tham gia hoạt động tín dụng, người vay phải trả đủ tiền gốc, còn lại thì trả thế nào cũng được.
c. Trong quan hệ tín dụng, bên cho vay có thể dựa vào khả năng kinh doanh tài giỏi của người vay tiền để tin tưởng, đưa ra quyết định cho vay.
d. Không nên mang tiền cho vay vì dễ gặp rủi ro.
Theo dõi (0) 1 Trả lời