OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Luyện tập 3 trang 47 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 3 trang 47 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Em hãy tìm hiểu các mô hình sản xuất kinh doanh ở địa phương theo gợi ý sau:

- Tìm hiểu và nhận xét ưu điểm, hạn chế của một số mô hình hộ sản xuất kinh doanh ở địa phương em.

- Tìm hiểu một mô hình hợp tác xã sản xuất kinh doanh trong thực tế, giới thiệu mô hình này với các bạn trong lớp.

- Tìm hiểu trong thực tiễn một doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình sau và giới thiệu vài nét về doanh nghiệp đó: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, doanh nghiệp nhà nước.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập 3 trang 47

Phương pháp giải:

- Dựa vào các gợi ý đề bài, chú ý các đối tượng để làm bài:

+ Ưu - nhược điểm của một số mô hình hộ sản xuất kinh doanh ở địa phương em

+ Giới thiệu một mô hình hợp tác xã sản xuất kinh doanh trong thực tế

+ Giới thiệu một doanh nghiệp thuộc doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, doanh nghiệp nhà nước.

- Tham khảo một số thông tin về mô hình sản xuất lựa chọn để bài viết sinh động hơn

- Kết hợp hiểu biết cá nhân để làm bài

Lời giải chi tiết:

Địa phương em có mô hình sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình.

+ Ưu điểm của hộ kinh doanh:

- Hồ sơ thành lập và thủ tục thành lập hộ kinh doanh đơn giản hơn so với thành lập doanh nghiệp.

- Thủ tục đăng ký thuế, khai thuế đơn giản hơn. Hộ kinh doanh có thể đóng thuế khoán hằng năm, không phải thực hiện khai thuế hàng tháng như doanh nghiệp.

- Chế độ chứng từ, sổ sách, kế toán đơn giản;

- Hiện nay theo quy định mới tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm. Theo đó, hộ kinh doanh phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và thông báo với Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

+ Nhược điểm của hộ kinh doanh: Chủ thể thành lập hộ kinh doanh thu hẹp lại chỉ bao gồm: Cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình (Không còn “nhóm các cá nhân” như trong luật cũ nữa).

-- Mod GDKT & PL 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Luyện tập 3 trang 47 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • Lê Vinh

    Anh A (là chủ doanh nghiệp tư nhân AK) có Số tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất, 1 xe ô tô 4 chỗ, 1 xe tải, 20 000 cổ phiếu của một công ty cổ phần.

    1/ Tất cả những tài sản này có phải là của doanh nghiệp AK không? Vì sao?

    2/ Trong trường hợp trên, nếu anh A đăng kí thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với vốn đăng kí bằng tài sản là quyền sử dụng đất, quyền Sở hữu nhà ở gắn liền với đất thì các tài sản của anh A có phải là của Công ty AK không? Vì sao?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF