OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 10 Cánh Diều Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh


HỌC247 xin mời các em học sinh cùng tham khảo bài giảng Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh thuộc sách Cánh Diều dưới đây bao gồm các kiến thức được trình bày cụ thể và chi tiết, cùng với các dạng bài tập minh họa giúp các em dễ dàng nắm vai trò, một số mô hình và đặc điểm của nó của sản xuất kinh doanh. Từ đó lựa chọn được mô hình kinh tế thích hợp trong tương lai đối với bản thân. Chúc các em có những bài học bổ ích!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

  Trong nền kinh tế có nhiều chủ thể sản xuất kinh doanh. Để tồn tại và phát triển các chủ thể này phải lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp.

Câu hỏi: Em hãy cùng bạn liệt kê các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế và lấy ví dụ về mô hình sản xuất kinh doanh của các chủ thể đó.

Trả lời:

- Các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế: cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,…

- Ví dụ:

+ Cá nhân: anh An nuôi gà tại nhà.

+ Hộ gia đình: gia đình bác Lan nuôi bò sữa trên nông trại của hộ già đình.

+ Doanh nghiệp: Công ty A chuyên sản xuất quần áo may mặc.

1.1. Sản xuất kinh doanh và vai trò của sản xuất kinh doanh

Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin trang 43 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Em hãy mô tả quá trình sản xuất kinh doanh các sản phẩm được đề cập trong hình ảnh trên và chỉ ra các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm đó.

b) Theo em, mục đích của việc sản xuất kinh doanh là gì?

Thông tin 2.

a) Theo em, sản xuất kinh doanh có vai trò gì đối với người tiêu dùng?

b) Em hãy cho biết việc sản xuất kinh doanh chè mang lại lợi ích gì cho các chủ thể của nền kinh tế?

Trả lời:

* Hình ảnh 1:

a) Mô tả quá trình sản xuất kinh doanh :

Trang trại bò vắt sữa -> Vận chuyển đến nhà máy để bảo quản -> Chế biến -> Đóng gói thành phẩm -> Vận chuyển đến các chợ, siêu thị,.. để bán.

b) Mục đích của việc sản xuất kinh doanh:  Tạo ra hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho thị trường và thu được lợi nhuận.

* Thông tin 2:

a) Vai trò của việc sản xuất kinh doanh:

+ Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội đồng thời tạo ra thu nhập cho chủ thể sản xuất kinh doanh

+ Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và đất nước.

b) Việc sản xuất kinh doanh chè mang lại lợi ích cho các chủ thể của nền kinh tế là:

+ Tạo thu nhập cho người trồng chè ở các vùng chè đặc sản nồi tiếng ở Thái Nguyên.

+ Tạo việc làm, thu hút ngày càng nhiều lao động vào sản xuất kinh doanh.

   - Sản xuất kinh doanh là quá trình sử dụng lao động, vốn, kĩ thuật, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác để tạo ra hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho thị trường và thu được lợi nhuận.

  - Sản xuất kinh doanh một mặt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đồng thời tạo ra thu nhập cho chủ thể sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và đất nước.

1.2. Các mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của mô hình

a) Mô hình kinh tế hộ gia đình

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp trang 43, 44 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Em hãy căn cứ vào các thông tin để xác định chủ thể của mô hình kinh tế hộ gia đình.

b) Em hãy liệt kê lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mô hình kinh tế hộ gia đình ở thông tin 2 và trường hợp trên.

c) Em có ý kiến như thế nào về nhận định: Mô hình kinh tế hộ gia đình thường có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, vốn đầu tư thấp?

Trả lời:

a) Chủ thể của mô hình kinh tế hộ gia đình: thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để sản xuất, kinh doanh.

b) Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mô hình kinh tế hộ gia đình:

- Ở thông tin 2:

+ Nuôi bò vỗ béo hướng thịt ở các xã Cao Phong, Tứ Yên, Hải Lựu

+ Nuôi bò nái sinh sản ở các xã Nhạo Sơn, Tứ Yên, Đôn Nhân, Như Thuỵ

+ Nuôi lợn ở xã Lãng Công,...

- Ở trường hợp trên: Nghề làm nón lá truyền thống.

c) Nhận định trên hoàn toàn đúng. Bởi vì: kinh doanh hộ gia đình thường sẽ dựa vào công nghệ và sức lao động truyền thống, lao động bằng tay chân. kinh doanh trên đất nha nền quy mô sẽ nhỏ, kĩ thuật đơn giản và không cần đầu tư quá nhiều vốn vào việc sản xuất.

   - Mô hình kinh tế hộ gia đình là một hình thức sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để sản xuất kinh doanh.

  - Đặc điểm của mô hình kinh tế hộ gia đình:

   +Về lĩnh vực hoạt động: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ,...

   + Quy mô sản xuất kinh doanh thường nhỏ, vốn đầu tư thấp, chủ yếu sử dụng kinh nghiệm, công nghệ và sức lao động truyền thống.

b) Mô hình kinh tế hợp tác xã

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, tình huống trang 45, 46 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

Em hãy căn cứ vào thông tin 1 để xác định chủ thể của mô hình kinh tế hợp tác xã? Theo em, mô hình kinh tế hợp tác xã được hình thành như thế nào? Mục đích tham gia hợp tác xã của các thành viên là gì?

Em hãy cho biết những lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào của các hợp tác xã được nhắc đến ở thông tin 2? Em hãy liệt kê các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác của hợp tác xã mà em biết.

Em hãy đọc tình huống bên và đưa ra ý kiến của em để giúp gia đình Lan lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp.

Trả lời:

- Chủ thể của mô hình kinh tế hợp tác xã: tổ chức, tập thể.

- Mô hình kinh tế hợp tác xã được hình thành:  Do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí hợp tác xã.

- Mục đích tham gia hợp tác xã của các thành viên:

+ Tìm kiếm việc làm, vì lợi ích nhu cầu chung.

+ Hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.

   Mô hình hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, được thành lập trên tinh thần tự nguyện vì lợi ích chung của các thành viên.

   Đặc điểm của mô hình kinh tế hợp tác xã là hình thức tổ chức kinh tế thể hiện sự hợp tác, tương trợ với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh; vừa thể hiện tính kinh tế, vừa mang tính xã hội.

c) Mô hình kinh tế doanh nghiệp

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 46, 47 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

a) Em hãy căn cứ vào thông tin trên để xác định đặc điểm về pháp lí của doanh nghiệp.

b) Hãy liệt kê các loại hình doanh nghiệp được nhắc đến ở thông tin trên và cho biết đặc điểm về nguồn gốc hình thành vốn của từng loại hình doanh nghiệp đó. Ngoài các loại hình trên, em còn biết các loại hình doanh nghiệp nào khác?

c) Em hãy phân biệt các loại hình doanh nghiệp được nhắc đến ở thông tin trên.

a) Em hãy quan sát hình ảnh trên và cho biết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nhận xét về xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Theo em, nếu căn cứ vào quy mô thì có thể phân chia doanh nghiệp thành các loại nào?

Trả lời:

Thông tin 1:

a) Đặc điểm về pháp lí của doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp đều có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật.

b) Các loại hình doanh nghiệp được nhắc đến ở thông tin trên

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

- Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lí dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

- Công ty cổ phần:

+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng có đổng tôi thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

c) Phân biệt các loại hình doanh nghiệp:

Loại hình doanh nghiệp Đặc điểm
  Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên   Là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên   Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
  Doanh nghiệp nhà nước   Được tổ chức quản lí dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
  Công ty cổ phần   Số lượng có đổng tôi thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  Doanh nghiệp tư nhân   Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
 

Thông tin 2: 

a) Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 

 - Nông, lâm, thủy sản.

 - Công nghiệp và xây dựng.

 - Dịch vụ.

* Nhận xét về xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 

- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, ngành nông lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất.

- Doanh nghiệp ngoài nhà nước nhiều nhất.

- Doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ xuất hiện nhiều.

b) Theo em, nếu căn cứ vào quy mô thì có thể phân chia doanh nghiệp thành các loại:

- Doanh nghiệp siêu nhỏ.

- Doanh nghiệp nhỏ.

- Doanh nghiệp vừa.

- Doanh nghiệp lớn.

   Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được các chủ thể sản xuất kinh doanh thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh để thu được lợi nhuận.

  Đặc điểm của mô hình doanh nghiệp:

  - Về pháp lí: mỗi doanh nghiệp đều có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật.

  - Về loại hình: mỗi doanh nghiệp đều tồn tại với loại hình cụ thể như doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân,...

  - Về nguồn gốc hình thành vốn của doanh nghiệp: có thể do một cá nhân, tổ chức hoặc do nhiều cá nhân, tổ chức đóng góp vốn.

  - Về quy mô của doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp quy mô vừa, doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Địa phương T có nhiều hộ gia đình chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công từ tre với nhiều mẫu mã, kiểu dáng đã được người tiêu dùng trong và ngoài địa phương tin dùng, đặt hàng. Chính quyền địa phương đang vận động các hộ vào Hợp tác xã để phát triển các ngành nghề truyền thống, nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho người dân.

- Em có nhận xét gì về việc làm của địa phương T?

- Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ gia đình là gì?

Hướng dẫn giải:

- Đọc trường hợp và nêu nhận xét của bản thân về việc làm của địa phương T.

- Tìm hiểu và nêu ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ gia đình.

Lời giải chi tiết:

- Địa phương T có rất nhiều hộ gia đình chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công từ tre, địa phương đã rất linh hoạt, chủ động trong việc vận động các hộ vào Hợp tác xã để phát triển các ngành nghề truyền thống nhằm nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho người dân.

- Ưu điểm so với mô hình hộ gia đình:

+ Được nhận nhiều ưu đãi, chính sách hỗ trợ từ nhà nước.

+ Vốn đầu tư nhiều do hợp tác xã có nhiều thành viên.

+ Hạn chế được rủi ro khi tham gia sản xuất, kinh doanh.

+ Được học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ các thành viên trong hợp tác xã.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh, các em cần:

- Nêu được vai trò của sản xuất kinh doanh.

- Nhận biết được một số mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của nó. 

- Lựa chọn được mô hình kinh tế thích hợp trong tương lai đối với bản thân.

3.1. Trắc nghiệm Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 7 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 48 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 2 trang 48 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 3 trang 48 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 4 trang 49 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 5 trang 49 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 1 trang 49 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 2 trang 49 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

4. Hỏi đáp Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE

Bài học cùng chương

OFF