Nhằm hỗ trợ các em trong việc nắm kiến thức, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp bài học Bài 15: Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây. Qua phần soạn bài chi tiết các câu hỏi trong Sách giáo khoa, các em sẽ nêu được chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Chúc các em có những tiết học vui vẻ!
1.1. Chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân
1.2. ;Chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
1.3. Trách nhiệm của công dân đối với xây dựng, bảo vệ TAND và VKSND
3.1. Trắc nghiệm Bài 15: Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân - Giáo dục KT và PL lớp 10
4. Hỏi đáp Bài 15: Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Tóm tắt lý thuyết
Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân giữ vai trò tư pháp trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
---|
Câu hỏi: Em hãy quan sát các tranh sau và cho biết nhân vật trong tranh thực hiện công việc gì.
Trả lời:
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa: Chức danh này để chỉ người được giao nhiệm vụ chính trong việc giải quyết một vụ án cụ thể. Công việc của thẩm phán là chủ trì quá trình xử lí vụ án bởi tòa án và có một số nhiệm vụ, quyền hạn liên quan tới việc tổ chức xét xử vụ án. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng là người thay mặt hội đồng xét xử kí xác nhận bản án. Khi vụ án được xét xử xong thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng kết thúc nhiệm vụ.
- Đại diệm Viện Kiểm sát: Đại diện Viện Kiểm sát phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án sau khi các bên đã tranh luận. Ý kiến phát biểu của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tại phiên tòa là một trong những căn cứ để hội đồng xét xử thảo luận, xem xét giải quyết vụ án khi nghị án. Từ đó giúp cho vụ án nhìn nhận đánh giá vụ việc một cách khách quan, toàn diện trên cơ sở đó vận dụng pháp luật một cách đúng đắn để giải quyết tranh chấp.
1.1. Chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a) Chức năng Toà án nhân dân
Câu hỏi: Em hãy quan sát các tranh, đọc thông trang 102, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và thực hiện yêu cầu.
- Trình bày chức năng của Toà án nhân dân và cho biết đâu là chức năng chính của Toà án nhân dân.
- Hãy cho biết, Toà án nhân dân có những vai trò gì trong đời sống xã hội.
Trả lời:
- Chức năng của Tòa án nhân dân:
+ Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
+ Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
+ Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
- Hoạt động chính của Tòa án nhân dân: Hoạt động xét xử
- Vai trò của Tòa án nhân dân:
+ Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Bảo đảm sự ổn định, trật tự và bình yên cho xã hội.
+ Bảo đảm sự công bằng cho nhân dân.
b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
Câu hỏi: Em hãy quan sát sơ đồ sau, đọc thông tin trang 103, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo trả lời câu hỏi.
Em hãy cho biết cơ cấu tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân?
Trả lời:
- Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân:
+ Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Bộ máy giúp việc; Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
+ Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm: Ủy ban Thẩm phán Toàn án nhân dân cấp cao, Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên, các Tòa chuyên trách khác theo quy định pháp luật, bộ máy giúp việc.
+ Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Ủy ban thẩm phán; Tòa hình sự, tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên, các Tòa chuyên trách khác theo quy định pháp luật, bộ máy giúp việc.
+ Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương gồm: Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên, các Tòa chuyên trách khác theo quy định pháp luật, bộ máy giúp việc.
- Hoạt động của Tòa án nhân dân:
+ Tòa án nhân dân xét xử công khai.
+ Trong trường hợp cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong, mĩ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì tòa có thể xét xử kín.
+ Tòa có thể xét xử tập thể và theo quyết định đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
1.2. Chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a) Chức năng của Viện kiểm sát
Câu hỏi: Em hãy đọc tình huống trang 104, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.
- Theo em, Viện kiểm sát thực hiện chức năng công tố của mình bằng hoạt động gì?
- Em hiểu như thế nào là kiểm sát hoạt động tư pháp?
Trả lời:
- Viện Kiểm sát thực hiện chức năng công tố của mình bằng hoạt động:
+ Khởi tố bị can: Để có được quyết định khởi tố bị can, cơ quan công tố phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh.
+ Truy tố bị can ra trước tòa án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội.
+ Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên tòa sơ thẩm; nếu vụ án bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên tòa phúc thẩm.
- Kiểm sát hoạt động tư pháp: là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
Câu hỏi: Em hãy quan sát sơ đồ sau, đọc thông tin trang 105, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và thực hiện yêu cầu.
- Trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
- Em hãy cho biết trong các cấp Viện kiểm sát kể trên, cấp nào là lãnh đạo cao nhất.
Trả lời:
- Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân:
+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm: Ủy ban Kiểm sát; Văn phòng; Cơ quan điều tra; Các cục, vụ, viện và tương đương; Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; Các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác; Viện Kiểm sát quân sự trung ương;…Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng; các Phó Viện trưởng; Kiểm sát viên; Kiểm tra viên; Thủ trưởng; các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác.
+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao gồm: Ủy ban Kiểm sát; Văn phòng; Các viện và tương đương. Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng; các Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao; Kiểm sát viên; Kiểm tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác.
+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm: Ủy ban Kiểm sát; Văn phòng; Các phòng và tương đương.
+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm: Văn phòng và các phòng hoặc các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.
- Trong các cấp Viện Kiểm sát kể trên, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là lãnh đạo cao nhất do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đứng đầu.
1.3. Trách nhiệm của công dân đối với xây dựng, bảo vệ Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 105, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.
- Hành vi của con bà A hay chồng bà A là phù hợp với pháp luật?
- Trong trường hợp này, gia đình bà A nên xử sự như thế nào để phù hợp với pháp luật?
Trả lời:
- Chồng bà A có hành vi phù hợp với pháp luật vì kháng cáo là quyền của đương sự và những chủ thể khác được pháp luật quy định trong trường hợp không đồng ý với phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm thì sẽ có quyền nộp đơn kháng cáo trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tòa án ra bản án.
- Nhà bà A nên viết đơn kháng cáo đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh để xét xử phúc thẩm lại vụ tranh chấp dân sự của mình.
- Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. - Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Toà án bao gồm Toà án nhân dân và Toà án quân sự. Viện kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự. - Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chia thành bốn cấp: Tối cao, cấp cao, tỉnh (tương đương), huyện (tương đương). - Chức năng của Toà án nhân dân là xét xử và thực hành quyền tư pháp. - Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. - Nguyên tắc hoạt động của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam: tập trung thống nhất có sự phân công, phân cấp quản lí. Hoạt động của cơ quan tư pháp nhằm đảm bảo khách quan, công bằng, công lí. - Trách nhiệm công dân: Công dân cần có thái độ phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
---|
Bài tập minh họa
Bài tập: Em hãy viết bài luận tuyên truyền nhiệm vụ bảo vệ công lý của Tòa án nhân dân và chia sẻ với thầy cô cùng các bạn.
Hướng dẫn giải:
- Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
- Có thể tham khảo các ý chính sau:
+ Trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay, chỉ có tòa án, chứ không phải cơ quan nhà nước nào khác, có nhiệm vụ bảo vệ công lý
+ Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người
+ Thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ công lý cũng là cơ sở để tạo ra lòng tin của người dân đối với tòa án
+ ...
Lời giải chi tiết:
Trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay, chỉ có tòa án, chứ không phải cơ quan nhà nước nào khác, có nhiệm vụ bảo vệ công lý. Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý có nghĩa là tòa án phải đem đến lẽ phải, sự công bằng trong các vụ tranh chấp mà mình xét xử. Quan trọng hơn, tòa án cũng phải cho xã hội thấy rằng lẽ phải, sự công bằng đã được thực thi trong mỗi vụ tranh chấp mà nó phân xử. Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 là bản hiến pháp đầu tiên quy định rõ tòa án có nhiệm vụ thi hành công lý.
Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân cũng có nghĩa là mỗi khi người dân cho rằng quyền của mình đã bị xâm phạm thì đều có quyền kiện tới tòa án để được bảo vệ. Tòa án có trách nhiệm thụ lý vụ kiện theo thẩm quyền cụ thể quy định tại các luật tố tụng, xác định cụ thể hành vi vi phạm, mức độ vi phạm và chế tài tương ứng đối với các vi phạm đối với quyền con người, quyền công dân. Cho dù chủ thể xâm phạm quyền con người, quyền công dân là ai cũng phải chấp hành quyết định của tòa án.
Chế độ Xã hội Chủ nghĩa là chế độ được xây dựng trên nền tảng dân chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và bản chất nhà nước là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chế độ Xã hội Chủ nghĩa lấy nhân dân làm gốc và người dân làm trung tâm của sự phát triển. Cao hơn cả, một chế độ dân chủ với nhân dân phải là một chế độ coi trọng công lý, coi trọng lẽ phải và lẽ công bằng. Chế độ đó cũng phải là chế độ tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Khi người dân thấy rằng trong xã hội có công lý và sự tôn trọng quyền con người, quyền công dân thì niềm tin vào chế độ xã hội được củng cố vững chắc. Như vậy, tòa án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý cũng là thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chế độ Xã hội Chủ nghĩa. Ngược lại, nếu tòa án không bảo vệ được công lý, không cho thấy có công lý trong xã hội hoặc công lý quá xa với người dân thì sẽ lại là phản tác dụng. Bởi khi đó người dân sẽ không tin tưởng vào tòa án, vào công lý, dẫn tới mất lòng tin vào chế độ.
Thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ công lý cũng là cơ sở để tạo ra lòng tin của người dân đối với tòa án. Tòa án không bảo vệ được công lý là điều tồi tệ nhất. Khi đó người dân sẽ nghĩ rằng tòa án không phải là nơi có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình và họ sẽ không tìm đến tòa án mỗi khi có tranh chấp. Nói cách khác họ mất niềm tin vào tòa án. Từ đó, họ mất đi niềm tin vào công lý trong xã hội. Mất đi lòng tin của người dân, sự tồn tại của tòa án sẽ trở thành vô nghĩa đối với xã hội. Tóm lại, chỉ khi nào hoàn thành được nhiệm vụ “bảo vệ công lý” thì tòa án mới có thể giành được niềm tin của xã hội.
3. Luyện tập và củng cố
Qua bài học Bài 15: Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, các em cần:
- Nêu được chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nêu được chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thực hiện được nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân bằng những hành vi cụ thể, phù hợp quy định của pháp luật.
3.1. Trắc nghiệm Bài 15: Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân - Giáo dục KT và PL
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 15 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Xử các vụ án hình sự, dân sự.
- B. Giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.
- C. Xử các vụ án lao động, hành chính.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
- A. Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
- B. Bảo đảm sự ổn định, trật tự và bình yên cho xã hội.
- C. Bảo đảm sự công bằng cho nhân dân.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
- A. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- B. Bộ máy giúp việc.
- C. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Luyện tập 1 trang 107 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Luyện tập 2 trang 107 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Luyện tập 3 trang 108 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Vận dụng 1 trang 108 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Vận dụng 2 trang 108 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo
Giải bài tập Củng cố 1 trang 96 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Củng cố 2 trang 96 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Củng cố 3 trang 96 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Củng cố 4 trang 96 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Củng cố 5 trang 97 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Củng cố 6 trang 97 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Củng cố 7 trang 97 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Củng cố 8 trang 97 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Củng cố 9 trang 98 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Luyện tập 1 trang 98 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Luyện tập 2 trang 99 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Luyện tập 3 trang 99 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Luyện tập 4 trang 99 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Luyện tập 5 trang 100 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Vận dụng 1 trang 100 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Giải bài tập Vận dụng 2 trang 100 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
4. Hỏi đáp Bài 15: Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân - Giáo dục KT và PL
Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.