OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 10 Cánh Diều Bài 15: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam về chế độ chính trị


Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích cho môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, HỌC247 đã biên soạn bài Bài 15: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam về chế độ chính trị. Nội dung bài giảng tóm tắt chi tiết khái quát về nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị,.... giúp các em dễ dàng nắm bắt được kiến thức trọng tâm của bài, vận dụng các kiến thức đã học vào trả lời các câu hỏi liên quan. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

   Chế độ chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự tồn tại, phát triển của một xã hội. Chế độ chính trị được quy định trong chương đầu tiên của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu hỏi: Em hãy quan sát và cho biết những hình ảnh dưới đây thể hiện nội dung nào của Hiến pháp về chế độ chính trị?

Trả lời:

Những nội dung của Hiến pháp về chế độ chính trị:

- Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

- Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

1.1. Quy định của Hiến pháp về tên nước, hình thức chính thể, chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Việt Nam

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 93 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Theo em, các thông tin trên đề cập đến những vấn đề cơ bản nào của quốc gia?

b) Vì sao nội dung của những thông tin đó được quy định trong Hiến pháp?

Trả lời:

a) Các thông tin trên đề cập đến những vấn đề cơ bản của quốc gia là:

- Thông tin 1: Tổng tuyển cử Quốc hội thống nhất – Quốc hội khóa VI.

- Thông tin 2: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, độc lập chủ quyền, thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội.

b) Nội dung của những thông tin đó được quy định trong Hiến pháp vì Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, phải quy định để mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị nhằm góp phần giữ vững môi trường hoà bình, ổn định đề phát triển bên vững đất nước.

   Hiến pháp năm 2013 khẳng định, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Vì vậy, mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị nhằm góp phần giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.

   Hiến pháp năm 2013 cũng quy định cụ thể về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca và Quốc khánh, Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1.2. Quy định của Hiến pháp về bản chất của Nhà nước và tổ chức quyền lực chính trị

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp trang 93, 94 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Từ các thông tin trên, em hãy xác định bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và vai trò của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên.

b) Em có nhận xét gì về thái độ và hành vi của anh K trong trường hợp trên?

Trả lời:

a)  Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

* Vai trò của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên:

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:

+ Tích cực cùng các cơ quan nhà nước trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, góp phần quan trọng vào việc triển khai thi hành Hiến pháp và pháp luật theo tính thân thượng tôn pháp luật, đáp ứng yêu câu xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

+ Thực hiện giám sát các cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hoá các quy định của Hiền pháp, cũng như việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

- Đảng: Lãnh đạo xây dựng Hiến pháp và pháp luật, nhưng khi đã có Hiến pháp và pháp luật thì Đảng chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp và pháp luật bình đẳng như mọi chủ thể chính trị khác.

b) Nhận xét về thái độ và hành vi của anh K trong trường hợp trên: K đã thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử của mình một cách nghiêm túc.

   Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

   Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. 

   Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gắn bó với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

   Tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam được thành lập trên cơ sở tự nguyện. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho các thành viên của tổ chức mình.

1.3. Quy định của Hiến pháp về đường lối đối ngoại

Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin trang 95 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời các câu hỏi dưới đây

a) Theo em, các hình ảnh và thông tin trên đã thể hiện nội dung nào về đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

b) Tại sao nội dung của đường lối đối ngoại được quy định trong Hiến pháp năm 2013?

Trả lời:

a) Nội dung về đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện trong các hình ảnh:

 - Hợp tác ngoại giao hiệp định thương mại tự do và hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Châu Âu.

 - Việt Nam có quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước lớn, các Ủy viên Thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

b) Đường lối đối ngoại được quy định trong Hiến pháp năm 2013 là: để có thể phát triển tình hữu nghị với các nước trên thế giới, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

   Về đường lối đối ngoại, Hiến pháp năm 2013 quy định:

   Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

1.4. Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp, tình huống trang 95 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời các câu hỏi dưới đây

a) Em có nhận xét gì về hành vi của bạn H và chính quyền địa phương?

b) Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến của hai bạn M và Y?

Trả lời:

a) Nhận xét về hành vi của bạn H và chính quyền địa phương:

- H đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến nhằm góp phần phát triển địa phương.

- Chính quyền địa phương cũng tiếp nhận những đóng góp tích cực của người dân và xem xét thực hiện.

b) Nhận xét ý kiến của hai bạn M và Y: bạn Y là người có ý kiến đúng đắn. Bởi vì: tất cả mọi người phải cùng nhau xây dựng, bảo vệ đất nước đặc biệt là vùng biên giới chứ không riêng gì người lớn và bộ đội biên phòng. Học sinh chúng ta nếu không thể trực tiếp thì cũng phải thực hiện những hành động gián tiếp để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ nước ta.

   Để thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị, mỗi công dân cần có nhận thức đúng đắn về chế độ chính trị; nghiêm túc thực hiện những quy định liên quan của Hiến pháp; tích cực phê phán các hành vi đi ngược lại các quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy đọc thông tin sau và tả lời câu hỏi.

Vào Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11, trường Trung học phổ thông A tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị” B đại diện lớp tham gia, khi đến câu hỏi số 10: “Vì sao, công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị? B lúng túng không biết phải trả lời như thế nào. 

- Nếu là B, em sẽ trả lời câu hỏi trên như thế nào?

- Theo em, những việc làm nào thể hiện được nội dung sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật?

Hướng dẫn giải:

- Đóng vai là nhân vật B để trả lời câu hỏi: Vì sao công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị?

- Liên hệ bản thân, liệt kê những việc làm thể hiện nội dung sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Lời giải chi tiết:

- Nếu là B em sẽ trả lời là: Hiến pháp quy định Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân lập nên, hoạt động vì lợi ích của nhân dân vì thế công dân có quyền và nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hơn nữa góp phần vào duy trì ổn định trật tự xã hội.

- Những việc làm thể hiện nội dung sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật

+ Tuân thủ nghiêm chỉnh mọi luật lệ

+ Tham gia các cuộc thi Tìm hiểu Hiến pháp, pháp luật Việt Nam

+ Vận động người dân cùng tham gia tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 15: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam về chế độ chính trị, các em cần:

- Nêu được nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chế độ chính trị.

- Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

- Phê phán các hành vi vi phạm Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị.

3.1. Trắc nghiệm Bài 15: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam về chế độ chính trị - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 15 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 96 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 2 trang 97 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 3 trang 97 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 4 trang 97 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 5 trang 97 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 1 trang 97 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 2 trang 97 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

4. Hỏi đáp Bài 15: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam về chế độ chính trị - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF