Giải bài 4 trang 61 SBT GDCD 9
Hãy nêu các loại trách nhiệm pháp lý. Cho ví dụ về mỗi loại.
Hướng dẫn giải chi tiết Bài tập 4
- Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm của một người đã thực hiện một tội phạm, phải chịu một biện pháp cưỡng chế nhà nước là hình phạt vì việc phạm tội của họ.
VD: Anh A giết nhiều người cùng một lúc nên chịu án tù chung thân.
- Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã thực hiện một vi phạm hành chính, phải gánh chịu một biện pháp cưỡng chế hành chính tuỳ theo mức độ vi phạm của họ.
VD: Anh A nộp phạt 200.000 đ khi điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm.
- Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của một chủ thể phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định khi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác hoặc khi vi phạm nghĩa vụ dân sự đối với bên có quyền.
VD: Anh C bồi thường 50 triệu đồng cho bà A khi đã xô vào bà gây tổn thương sức khỏe.
- Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân hoặc tập thể) đã vi phạm kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức và phải chịu một hình thức kỷ kuật nhất định theo quy định của pháp luật.
VD: Anh H bị kỉ luật hạ 20% lương do thường xuyên không hoàn thành tiến độ công việc.
-- Mod GDCD 9 HỌC247
Bài tập SGK khác
Giải bài 2 trang 60 SBT GDCD 9
Giải bài 3 trang 60 SBT GDCD 9
Giải bài 5 trang 61 SBT GDCD 9
Giải bài 6 trang 61 SBT GDCD 9
Giải bài 7 trang 61 SBT GDCD 9
Giải bài 8 trang 62 SBT GDCD 9
Giải bài 9 trang 62 SBT GDCD 9
Giải bài 10 trang 62 SBT GDCD 9
Giải bài 11 trang 63 SBT GDCD 9
Giải bài 12 trang 63 SBT GDCD 9
-
Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đên các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là khái niệm...
bởi cuc trang 07/05/2021
Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đên các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là khái niệm...
A. vi phạm kỉ luật
B. vi phạm pháp luật.
C. vi phạm nội quy
D. vi phạm điều lệ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vi phạm kỉ luật là hành vị vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ....
A. hôn nhân và gia đình
B. nhân thân phi tài sản.
C. chuyển dịch tài sản
D. lao động, công vụ nhà nước.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm...
A. quan hệ sở hữu tài sản.
B. quyền sở hữu công nghiệp.
C. các quy tắc quản lí của Nhà nước.
D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật....
bởi Dang Thi 07/05/2021
Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật....
A. hình sự
B. hành chính
C. dân sự
D. kỉ luật
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là...
bởi Nguyễn Thủy 08/05/2021
Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là...
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Từ 18 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
“Tội phạm” là người có hành vi vi phạm...
A. pháp luật dân sự
B. pháp luật hành chính.
C. pháp luật hình sự
D. kỉ luật.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tô chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là....
bởi Anh Tuyet 08/05/2021
Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tô chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là...
A. trách nhiệm pháp lí
B. vi phạm pháp luật.
C. trách nhiệm gia đình
D. vi phạm đạo đức.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm...
bởi Nguyen Dat 08/05/2021
Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm...
A. Phạt tiền người vi phạm.
B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
C. Lập lại trật tự xã hội.
D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời