Hướng dẫn giải bài tập SGK GDCD 8 Kết Nối Tri Thức Bài 4 Bảo vệ lẽ phải giúp các em dễ dàng nắm được bài hơn và sẽ có phương pháp học tập hiểu quả hơn.
-
Mở đầu trang 20 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT
Em hãy đọc câu ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Dù cho đất đổi trời thay
Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời".
- Ý nghĩa của câu ca dao trên là gì?
- Hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ khác về bảo vệ lẽ phải.
-
Giải Câu hỏi a mục 1 trang 21 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT
Chánh án Pe-rin Lao-ri đã làm gì khi nhận được là thư của thời thơ ấu? Việc làm đó của ông có ý nghĩa gì?
-
Giải Câu hỏi b mục 1 trang 21 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT
Theo em, thế nào là bảo vệ lẽ phải?
-
Giải Câu hỏi c mục 1 trang 21 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT
Nêu lí do của sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.
- VIDEOYOMEDIA
-
Giải Câu hỏi a mục 2 trang 22 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hãy chỉ ra những lời nói, việc làm thể hiện bảo vệ lẽ phải trong những bức tranh trên.
-
Giải Câu hỏi b mục 2 trang 22 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT
Theo em, học sinh cần làm gì để bảo vệ lẽ phải?
-
Luyện tập 1 trang 23 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Để bảo vệ lẽ phải cần tôn trọng sự thật.
b) Cần kiên quyết bảo vệ những gì phù hợp với lợi ích của cộng đồng.
c) Người bảo vệ lẽ phải luôn phải chịu thiệt thòi.
d) Mỗi người tự bảo vệ lợi ích của mình chính là góp phần vào việc bảo vệ lợi ích của cộng đồng.
e) Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần lên tiếng.
-
Luyện tập 2 trang 23 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT
Ai biết bảo vệ lẽ phải, ai chưa biết bảo vệ lẽ phải trong những trường hợp dưới đây? Vì sao?
a) Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình, anh H cũng phải làm cho bằng được.
b) Trong các cuộc tranh luận, chị M kiên quyết bảo vệ đến cùng ý kiến của mình dù ý kiến đó là đúng hay sai.
c) Trong lớp, bạn B thường lớn tiếng phê bình khuyết điểm của bạn khác nhưng lại che giấu khuyết điểm của mình.
d) Anh S cùng các bạn thu thập chứng cứ và tố cáo một việc làm sai trái.
-
Luyện tập 3 trang 24 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT
Em hãy cùng các bạn trong nhóm sắm vai các nhân vật trong câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
Làng kia có một tên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau ra làng kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô giàu hơn, biện lễ những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói: “Thằng Cải đánh thẳng Ngô đau hơn, phạt một chục roi".
Cải vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thấy lí khẽ bẩm: "Xin xét lại, lẽ phải về con mà!". Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải, nói: "Ta biết mày phải... nhưng nó lại phải... bằng hai mày!”.
Câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về việc làm của các nhân vật trong truyện?
- Nếu là nhân vật Ngô hoặc Cải, em sẽ làm gì? Vì sao?
- Nếu là người xử kiện, em sẽ làm gì? Vì sao?
-
Luyện tập 4 trang 24 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT
Em sẽ xử lí như thế nào nếu ở trong các tình huống dưới đây?
a) Khi tranh luận với các bạn, em biết chắc chắn rằng ý kiến của mình là đúng nhưng đa số các bạn khác lại khẳng định là sai.
b) Em nghe thấy một bạn nói xấu bạn khác, trong khi em biết sự thật không phải như vậy.
c) Khi thấy người đàn ông có hành động sàm sỡ với một bé gái, em định lên tiếng thì bị ông ta đe doạ.
d) Bạn thân của em mắc khuyết điểm, bạn muốn em không nói với ai.
-
Luyện tập 5 trang 24 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT
Em sẽ khuyên bạn điều gì trong những tình huống sau?
a) Người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật.
b) Bạn em viết lên mạng xã hội một điều không đúng sự thật.
c) Bạn em mắc lỗi nhưng lại đổ lỗi cho một bạn khác trong lớp.
-
Vận dụng 1 trang 24 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT
“Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt".
(Martin Luther King)
Hãy viết một đoạn văn bình luận về ý kiến trên.
-
Vận dụng 2 trang 24 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hãy thiết kế một thông điệp về bảo vệ lẽ phải.