OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 8 Cánh Diều Bài 6 Phòng, chống bạo lực gia đình


Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Nội dung bài giảng Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình do HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em biết cách phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thờ phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng. Chúc các em học tốt!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

 Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Vì vậy, chúng ta phải cùng chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình.

1.1. Các hình thức và tác hại của bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội

* Các hình thức bạo lực gia đình thường gặp:

- Bạo lực tinh thần là những lời nói, thái độ hoặc hành động gây tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, và tâm lý của các thành viên trong gia đình. 

Bạo lực thể chất hay thể xác là những hành vi cố ý tấn công đến sức khỏe, tính mạng hoặc gây thương tích cho các thành viên trong gia đình. 

Bạo lực kinh tế là hành động vi phạm quyền lợi kinh tế của gia đình và các thành viên trong gia đình. 

Bạo lực tình dục bao gồm những hành động cưỡng ép quan hệ tình dục, cưỡng bức mang thai, và nạo vô sinh. 

Các hình thức bạo lực gia đình

Các hình thức bạo lực gia đình

* Tác hại của bạo lực gia đình: 

- Đối với người bị bạo lực: Gây tổn thương đến cuộc sống của họ (sức khỏe, danh dự, tính mạng, kinh tế, v.v.). 

- Đối với gia đình: Là nguyên nhân chính gây tan vỡ gia đình. 

- Đối với xã hội: Gây rối loạn trật tự, an ninh xã hội, và ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề xã hội khác.

Hậu quả của bạo lực gia đình

Hậu quả của bạo lực gia đình

1.2. Một số quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

Pháp luật nước ta đề ra các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình nhằm bảo vệ quyền lợi và an toàn của mỗi thành viên trong gia đình. Cụ thể: 

- Cấm mọi hành vi bạo lực gia đình, bao gồm kích động, xúi giục, bao che hoặc dung túng việc không xử lý hành vi bạo lực gia đình. Cản trở việc khai báo hoặc xử lý hành vi bạo lực gia đình cũng bị nghiêm cấm. 

- Nạn nhân bạo lực gia đình được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, quyền lợi hợp pháp khác của mình. 

- Người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử lý kỉ luật, xử lý hành chính, xử lý theo pháp luật dân sự hoặc hình sự, tùy mức độ và tính chất của hành vi.

- Mỗi cá nhân, gia đình và các cơ quan tổ chức đều có trách nhiệm trong việc phòng chống bạo lực gia đình.

1.3. Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình

a. Phòng ngừa bạo lực gia đình:

- Mỗi cá nhân cần:

+ Quan tâm, chia sẻ, tôn trọng và đối xử bình đẳng với các thành viên trong gia đình.

+ Tuyệt đối không chấp nhận bất kỳ hành vi bạo lực gia đình nào và từ chối các tư tưởng gia trưởng, các quan niệm lạc hậu.

+ Chuẩn bị kế hoạch an toàn cho trường hợp xảy ra bạo lực gia đình nghiêm trọng, bao gồm cách liên lạc với bên ngoài và tìm nơi trú ẩn an toàn.

- Đối với các tổ chức xã hội:

+ Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình.

+ Xây dựng và thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hoá, nếp sống văn minh.

+ Đối với những người có hành vi bạo lực gia đình, cần xử lí nghiêm theo các quy định của pháp luật.

Tổ chức truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với từng đối tượng, văn hóa của vùng miền

Tổ chức truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với từng đối tượng, văn hóa của vùng miền

b. Ứng phó với bạo lực gia đình:

Khi đối mặt với bạo lực gia đình, cần thực hiện các bước sau:

 - Nhận ra nguy cơ bạo lực và tránh xa kịp thời. 

- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác và không ngần ngại chia sẻ với họ để có thể được hỗ trợ; nếu gặp tình huống khẩn cấp, hãy kêu cứu hoặc gọi điện thoại cho người thân hoặc cảnh sát. 

- Chọn vị trí an toàn, dễ dàng thoát ra và tìm đến nơi tạm lánh an toàn. 

- Giữ bình tĩnh và kiềm chế cơn giận dữ; không đối đầu, đánh trả hoặc nói tục. 

- Ghi lại bằng chứng và tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. 

- Học sinh cần hiểu đúng về bạo lực gia đình, phản đối mọi hành vi bạo lực gia đình và hành động tích cực để phòng chống bạo lực gia đình.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Em hãy tranh biện với các bạn để bày tỏ thái độ trước quan niệm: “Chuyện nhà, đóng cửa bảo nhau” khi xảy ra các hành vi bạo lực gia đình.

 

Lời giải chi tiết:

- Khi xảy ra các hành vi bạo lực gia đình, chúng ta không nên giữ quan niệm “chuyện nhà, đóng cửa bảo nhau” vì: bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với các cá nhân, gia đình và có thể để lại nhiều hệ lụy cho xã hội. Vì vậy, khi gặp phải tình huống bạo lực gia đình, chúng ta cần:

+ Tỏ thái độ và những hành vi phù hợp để ứng phó với bạo lực gia đình: (không nên giữ im lặng, bao che cho người có hành vi bạo lực; cũng không nên tỏ thái độ và những cảm xúc tiêu cực mang tính khiêu khích, thách thức đối phương).

+ Trình báo sự việc với cơ quan có thẩm quyền: để nhờ sự can thiệp, giúp đỡ.

+ Phát tin khẩn cấp, như: kêu cứu, gọi điện tới các số 111, 113 hoặc 115.

- Tuy nhiên, lên tiếng đấu tranh chống bạo lực gia đình, không đồng nghĩa với việc chúng ta tung hô tất cả mọi việc riêng của gia đình ra để mọi người cùng bàn tán; mà chúng ta cần có thái độ ứng xử tế nhị, đúng người, đúng việc.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình, các em cần:

- Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến.

- Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Biết cách phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng.

3.1. Trắc nghiệm Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình Giáo dục công dân 8 Cánh Diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Cánh Diều Bài 6 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Cánh Diều Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

4. Hỏi đáp Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình Giáo dục công dân 8 Cánh Diều

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng GDCD HỌC247.

NONE
OFF