OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 8 Kết Nối Tri Thức Bài 10 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC 247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Với nội dung bài giảng rõ ràng, sinh động sẽ giúp các em hiểu được vai trò của lao động trong cuộc sống và nắm được một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

 Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Đó là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại phát triển của đất nước và nhân loại. Mỗi người cần nhận thức được vai trò quan trọng của lao động để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động của bản thân, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.

1.1. Vai trò của lao động đối với đời sống con người

Lao động là hoạt động chủ yếu của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân, đất nước và nhân loại.

Vai trò của lao động đối quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta

Vai trò của lao động đối quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta

1.2. Một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Theo quy định của pháp luật:

- Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc để đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình và cống hiến cho xã hội.

- Công dân có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần phát triển đất nước.

- Người lao động có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử, không bị cưỡng bức lao động, được hưởng lương phù hợp với trình độ, được gia nhập các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức đại diện cho người lao động...; có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, chấp hành kỉ luật lao động, tuân theo sự quản lí, điều hành của người sử dụng lao động.

- Người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giảm sát lao động, khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động, đóng cửa tạm thời nơi làm việc...; có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận hợp pháp khác, tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.

- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 13 tuổi vào làm việc (trừ một số công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao theo luật định). Cấm sử dụng lao động chưa thành niên vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với hoá chất độc hại, có môi trường lao động không phù hợp cho sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

1.3. Một số quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên

- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 13 tuổi vào làm việc (trừ một số công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao theo luật định). 

- Cấm sử dụng lao động chưa thành niên vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với hoá chất độc hại, có môi trường lao động không phù hợp cho sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

1.4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên khi tham gia hợp đồng lao động

a. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động:

- Tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi làm việc và thỏa thuận điều kiện làm việc.

- Yêu cầu được ký kết hợp đồng lao động bảo đảm quyền lợi của mình.

- Được bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu được đối xử công bằng, không bị phân biệt đối xử về giới tính, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, ngôn ngữ, địa vị xã hội và tình trạng hôn nhân, tình trạng sức khỏe hoặc tình trạng hưởng chế độ phúc lợi xã hội.

- Yêu cầu được tham gia các hoạt động công đoàn và có quyền thành lập, tham gia và hoạt động của các tổ chức đại diện cho người lao động.

- Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các điều khoản của hợp đồng lao động và các quy định của pháp luật về lao động, lương bổng, bảo hiểm xã hội và các khoản chính sách khác liên quan đến lao động.

- Thực hiện đầy đủ và trung thực công việc được giao, tuân thủ các quy định, quy trình, quy chế, quy tắc của người sử dụng lao động.

- Bảo vệ tài sản, bí mật thương mại và bảo mật thông tin của người sử dụng lao động.

b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người sử dụng lao động:

- Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát và đào tạo lao động theo nhu cầu và yêu cầu công việc của tổ chức, công ty hay doanh nghiệp.

- Thoả thuận với người lao động về điều kiện làm việc và các chế độ phúc lợi khác.

- Yêu cầu người lao động tuân thủ các quy định, quy trình, quy chế, quy tắc và thực hiện đầy đủ và trung thực công việc được giao.

c. Hợp đồng lao động:

- Khái niệm: Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

- Nội dung:

Nội dung hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động.

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động.

c) Công việc và địa điểm làm việc.

d) Thời hạn của hợp đồng lao động.

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương.

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kĩ năng nghề.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Em hãy nêu một số ví dụ thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong cuộc sống.

 

Lời giải chi tiết:

- Ví dụ về thực hiện quyền lợi của người sử dụng lao động:

+ Chú T (chủ doanh nghiệp X) đã tham gia thành lập tổ chức đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.

+ Giám đốc X kí quyết định khen thưởng chị H vì có nhiều thành tích trong lao động.

+ Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, bà M đã kí quyết định tạm dừng sản xuất, đóng cửa nơi làm việc.

+ Anh Đ quyết định tuyển dụng và bổ nhiệm chị Y vào vị trí trưởng phòng sáng tạo nội dung của công ty.

- Ví dụ về thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động:

+ Ông B (chủ doanh nghiệp) đã thực hiện đúng các điều khoản đã kí kết với công nhân. Đồng thời, ông luôn có thái độ tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.

+ Doanh nghiệp X thực hiện đúng nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho công nhân.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, các em cần:

- Phân tích được tầm quan trọng của lao động đối với đời sống con người.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên.

- Nêu được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động, lập được hợp đồng lao động có nội dung đơn giản giữa người sử dụng lao động và người lao động.

- Tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng phù hợp lứa tuổi.

3.1. Trắc nghiệm Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Giáo dục công dân 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Kết Nối Tri Thức Bài 10 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Kết Nối Tri Thức Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 59 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi a mục 1 trang 60 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi b mục 1 trang 60 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi a mục 2 trang 61 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi b mục 2 trang 61 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi a mục 3 trang 64 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi b mục 3 trang 64 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi a mục 4a trang 65 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi b mục 4a trang 65 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi a mục 4b trang 66 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi b mục 4b trang 66 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi a mục 4c trang 67 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi b mục 4c trang 67 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 1 trang 68 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 2 trang 68 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 3 trang 68 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 4 trang 69 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 5 trang 69 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Vận dụng 1 trang 69 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

Vận dụng 2 trang 69 SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức – KNTT

4. Hỏi đáp Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Giáo dục công dân 8 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng GDCD HỌC247.

NONE
OFF