Bộ sách Chân trời sáng tạo môn GDCD lớp 6, Bài 5: Tự lập. được HOC247 biên soạn và tổng hợp với nội dung lí thuyết và hướng dẫn chi tiết hay và dễ hiểu giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập bộ môn GDCD. Mời các em cùng học tập.
Tóm tắt bài
1.1. Thế nào là tự lập?
- Tự lập là chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình.
1.2. Biểu hiện của tự lập
- Biểu hiện của tự lập là: tự suy nghĩ, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Trái ngược với tự lập là: ỷ lại vào người khác, lười nhác, không nỗ lực, dựa dẫm, thiếu trách nhiệm...
1.3. Vì sao cần phải tự lập?
- Tự lập giúp chúng ta tự tin, bản lĩnh cá nhân, dễ thành công trong cuộc sống, xứng đáng được người khác kính trọng.
- Để rèn luyện tính tự lập, chúng ta cần chủ động làm việc, tự tin và quyết tâm khi thực hiện hành động.
Bài tập minh họa
2.1. Khởi động
Câu thơ sau thể hiện đức tính gì?
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Phương pháp giải:
Phân tích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu thơ.
Hướng dẫn giải:
Câu thơ thể hiện đức tính: cần cù, chịu khó và tự lập.
2.2. Khám phá
Câu hỏi khám phá 1:
Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Làm bất cứ việc gì
Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ còn rất trẻ, mang tên Nguyễn Tất Thành. Lúc đó, anh Thành có một người bạn tên là Lê. Một lần, cùng nhau đi chơi phố, đột nhiên anh thành nhìn thẳng vào mắt bạn và hỏi:
- Anh Lê, anh có yêu nước không?
Câu hỏi đột ngột khiến anh bạn ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời:
- Tất nhiên là có chứ.
- Anh có thể giữ bí mật không?
- Có.
- Tôi muốn sang Pháp và các nước khác. Sau đó xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm như khi ôm nỗi đau. Anh muốn đi với tôi không?
- Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy tiền đâu mà đi?
Đây tiền đây. – Anh Thành vừa nói, vừa xòe rộng hai bàn tay – Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế anh cùng đi với tôi chứ?
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của bạn, anh Lê đồng ý, nhưng sau khi nghĩ lại về cuộc phiêu lưu trên thì anh Lê không đủ can đảm để giữ lời hứa.
Vài ngày sau, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước...
(Theo Bác Hồ kính yêu, NXB Kim Đồng, 1980)
1. Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước chỉ với hai bàn tay trắng?
2. Theo em, thế nào là tự lập?
Phương pháp giải:
Xử lý tình huống
Tóm tắt câu chuyện:
Bác Hồ tên là khai sinh là Nguyễn Tất Thành quê ở Nghệ An, từ nhỏ đã hun đúc tinh thần yêu nước, khi lớn lên Bác Hồ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Bác có người bạn tên là Lê, anh Lê cũng có tinh thần yêu nước nồng nàn, nhưng không có dũng khí ra đì tìm đường cứu nước cùng Bác Hồ. Cuối cùng Nguyễn Tất Thành đã bước chân lên tàu bắt đầu đến Pháp, xem xét họ làm như thế nào rồi về giúp đồng bào ta.
Hướng dẫn giải:
1. Bác Hồ có thể ra đi tìm người cứu nước chỉ với 2 bàn tay trắng vì:
- Bác Hồ là người có lòng yêu nước nồng nàn.
- Bác Hồ là người có lòng dũng cảm, quyết tâm, kiên trì và nỗ lực.
- Bác Hồ có lòng quyết tâm cao với sự hăng hái nhiệt huyết của tuổi trẻ, tự tin vào chính sức lực của mình.
- Bác Hồ là người có tính tự lập, tự lo liệu, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác, dám đương đầu với khó khăn gian khổ
- Với tinh thần cầu thị, muốn học hỏi cách thức cứu dân, cứu nước của nước khác, sau đó về nước ta giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân.
- Vì thế Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay trắng.
2. Tự lập là: chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng sức lực của mình
Câu hỏi khám phá 2:
Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và nhận xét về hành vi của các bạn:
1. Theo em, đâu là biểu hiện của tự lập? Đâu là biểu hiện của chưa tự lập?
2. Vì sao chúng ta cần phải tự lập? Em hãy tự đánh giá khả năng tự lập của em so với các bạn trong các hình ảnh trên.
3. Tự lập có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Phương pháp giải:
Nghiên cứu nội dung trực quan kết hợp liên hệ thực tế suy nghĩ bản thân trả lời câu hỏi.
Hướng dẫn giải:
1. Theo em, biểu hiện của tự lập là: hình ảnh 1, 2, 3; biểu hiện chưa tự lập: 4, 5, 6.
2. Chúng ta cần phải tự lập vì: giúp chúng ta tự tin vào khả năng của bản thân, có bản lĩnh cá nhân, dễ thành công trong cuộc sống, xứng đáng được người khác kính trọng.
Em đánh giá khả năng tự lập của em so với các bạn trong hình ảnh trên cũng khá tốt. Vì hiện nay em là học sinh lớp 6, em đã biết làm những công việc nhà giúp bố mẹ, tự giác học bài, làm bài tập về nhà, tự chăm sóc cho bản thân nếu bố mẹ vắng nhà.
3. Ý nghĩa của tự lập trong cuộc sống là: Người có tính tự lập thường biết suy nghĩ, biết đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện bản thân, vậy nên người tự lập dễ thành công trong cuộc sống và được mọi người quý trọng.
Luyện tập
Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:
+ Nêu được khái niệm tự lập
+ Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập.
+ Hiểu được vì sao phải tự lập
+ Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.
+ Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng, không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 5 Chân trời sáng tạo cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Súc miệng nước muối mỗi sáng.
- B. Luyện tập thể dục hằng ngày.
- C. Ăn uống điều độ, giữ gìn quần áo sạch sẽ.
- D. Ăn mặc phong phanh khi trời lạnh.
-
Câu 2:
Tự lập là gì?
- A. Tự lập là chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình.
- B. Tự lập là làm các công việc của mình khi được người khác nhắc nhở.
- C. Tự lập là tự làm bài tập của mình
- D. Đáp án khác
-
- A. Tiết kiệm.
- B. Tự lập
- C. Trung thực.
- D. Chăm chỉ
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 5 Chân trời sáng tạo để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Luyện tập 1 trang 22 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Luyện tập 2 trang 23 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Luyện tập 3 trang 23 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Vận dụng 1 trang 23 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Vận dụng 2 trang 23 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 21 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 2 trang 22 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 22 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 4 trang 23 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 5 trang 23 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 6 trang 24 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Hỏi đáp Bài 5: Tự lập
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!