Tóm tắt bài
1.1. Truyền thống của gia đình, dòng họ
- Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Một số truyền thống điển hình của gia đình, dòng họ: Hiếu học, cần cù lao động, giữ gìn nghề truyền thống,...
1.2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
- Truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tốc, nhất là trong thời đại ngày nay.
1.3. Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
- Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình trong cuộc sống bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
Bài tập minh họa
2.1. Khởi động
Cả lớp cùng nghe bài hát Ba ngọn nến lung linh nhạc và lời Ngọc Lễ.
Trả lời câu hỏi:
- Nội dung bài hát nói lên điều gì?
- Ghi lại từ thể hiện nội dung đó.
Hướng dẫn giải:
- Nghe nội dung bài hát kết hợp nội dung câu hỏi rút ra câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Sau khi nghe xong bài hát Ba ngọn nến lung linh em thấy:
- Nội dung bài hát nói về tình cảm, tình yêu thương của các thành viên trong gia đình, tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất không gì có thể thay thế được.
- Ca từ thể hiện điều đó là: Ôm ấp ta ngày thơ, cho ta bao nhiêu niềm thương mến, ấm áp trái tim quay về, bên nhau mỗi khi đớn đau, bên nhau đến suốt đời, cùng một mái nhà, cùng buồn cùng vui, hai tiếng gia đình và những lời hát đi sâu vào trong tiềm thức của chúng ta, những đứa trẻ, những người lớn, người già ai ai cũng biết đến bài hát này.
2.2. Khám phá
2.2.1. Truyền thống của gia đình, dòng họ
Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
MỘT GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG NGÀNH Y
Cố giáo sư Tôn Thất Tùng (1912 – 1982) là bác sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước. Ngoài công trình được tặng Huy chương Bạc của trường Đại học Tổng hợp Pa–ri (Pháp), ông còn để lại 123 công trình khoa học khác trong ngành y văn thế giới. Ông là người có công lớn trong việc đào tạo đội ngũ các thầy thuốc có y đức, giỏi chuyên môn. Ba người con của giáo sư Tôn Thất Tùng là Tôn Nữ Ngọc Trân, Tôn Nữ Hồng Tâm và Tôn Thất Bách đều tiếp nối truyền thống, sự nghiệp của cha trong ngành y. Trong đó, nổi tiếng nhất là phó giáo sư, viện sĩ, bác sĩ Tôn Thất Bách (1946 – 2004) là chuyên gia đầu ngành về tim mạch của Việt Nam và Thế giới; được phong phó giáo sư y học, nhà giáo nhân dân, Viện sĩ Viện Hàn lâm ngoại khoa Pháp, Viện sĩ viện hàn lâm, khoa học Niu–ooc (New York) – Mỹ, Tiến sĩ danh dự trường Đại học Ô–đéc, U–crai–na (Odessa, Ukraine).
Gia đình giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng là gia đình y đức, nổi tiếng trong lịch sử y học của Việt Nam và thế giới.
a) Truyền thống của gia đình Giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện như thế nào qua thông tin trên?
b) Em còn biết những truyền thống nào khác của các gia đình, dòng họ?
c) Em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ?
Hướng dẫn giải:
- Đọc thông tin nội dung, liên hệ kiến thức bản thân, phân tích câu chuyện dựa trên gợi ý các câu hỏi, rút ra câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
a) Truyền thống của gia đình giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện như sau:
Ba người con của Giáo sư là Tôn Nữ Ngọc Trân, Tôn Nữ Hồng Tâm và Tôn Thất Bách đều tiếp nối truyền thống, sự nghiệp của cha trong ngành y. Gia đình giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng là gia đình y đức, nổi tiếng trong lịch sử y học của Việt Nam và thế giới.
b) Những truyền thống khác của gia đình, dòng họ mà em biết là: truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học, truyền thống yêu thương, những nghề truyền thống như làm gốm, làm cốm, đúc đồng, nghề dệt may, làm mộc,…
c) Theo em hiểu truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình và phát triển, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người trong một gia đình, dòng họ thực hiện.
2.2.2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
LÀM GIÀU TỪ NGHỀ LÀM CỐM TRUYỀN THỐNG
Kế thừa nghề làm cốm của gia đình, khi lớn lên chị Huỳnh Thị Tuyết ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định quyết định chọn nghề làm cốm truyền thống để lập nghiệp. Chị Nga đã mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng; đồng thời, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Đến nay, nghề cốm truyền thống của gia đình của chị Nga đã xây dựng được thương hiệu nổi tiếng, mang lại thu nhập cho gia đình và tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở địa phương.
a) Vì sao chị Nga đã thành công trong nghề làm cốm?
b) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ mang lại điều gì cho mỗi chúng ta?
Hướng dẫn giải:
- Đọc thông tin nội dung, liên hệ kiến thức bản thân, phân tích câu chuyện dựa trên gợi ý các câu hỏi, rút ra câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
a) Theo em, chị Nga thành công trong nghề làm cốm vì:
Nghề làm cốm là nghề truyền thống của gia đình chị, ngay từ khi sinh ra và lớn lên chị Nga đã được tiếp thu những kinh nghiệm nhất định về nghề cốm của gia đình, đồng thời chị có lòng yêu nghề truyền thống của bố mẹ. Do đó, khi theo nghề làm cốm, chị dễ dàng thành công hơn so với các nghề khác.
b) Truyền thống gia đình, dòng họ mang lại cho mỗi chúng ta thêm những kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là thời đại ngày nay.
2.2.3. Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
Thảo luận các tình huống sau:
Tình huống 1:
Tiến sinh ra trong một gia đình, dòng họ có truyền thống hiếu học, từ bao đời nay đều có người học giỏi, đỗ đạt cao, một số người là tiến sĩ, nhiều người là cử nhân đại học, đang công tác ở nhiều nơi trên đất nước. Tự hào về dòng họ của mình, Tiến quyết tâm phấn đấu học giỏi để tiếp bước truyền thống của gia đình, dòng họ mình. Suốt từ lớp 1 đến lớp 6 Tiến luôn chăm chỉ học hành ở trường và ở nhà. Năm nào Tiến cũng là học sinh xuất sắc.
Tiến đã giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình như thế nào?
Tình huống 2:
Yến sinh ra trong một gia đình làm nghề dệt chiếu cói truyền thống. Đời cụ, đời ông, đời bố và các cô, chú, bác của Yến đều có người theo nghề này. Tự hào về nghề truyền thống của gia đình, Yến thường hỏi bố mẹ để tìm hiểu về nghề dệt chiếu cói của gia đình, dòng họ mình từ các đời. Ngay từ khi học lớp 6, khi có thời gian ở nhà, Yến thường giúp bố mẹ và dần làm quen về cách dệt chiếu cói. Tiếp nối bố mẹ, Yến học hỏi từng bước và quyết đi theo nghề dệt chiếu cói của gia đình.
Yến đã làm gì để giữ gìn nghề truyền thống của gia đình?
Hướng dẫn giải:
- Đọc thông tin nội dung tình huống, liên hệ kiến thức bản thân, phân tích tình huống dựa trên gợi ý các câu hỏi, rút ra câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1: Để giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ tiến đã làm như sau:
Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ: Được sinh ra trong gia đình từ bao đời nay đều có người học giỏi, đỗ đạt cao, một số người là tiến sĩ, nhiều người là cử nhân đại học, đang công tác ở nhiều nơi trên đất nước. Tiến đã biết cách noi gương những người thành công trong dòng họ, xác định được mục tiêu cần hướng tới nên từ lớp 1 đến lớp 6 Tiến luôn chăm chỉ học và đạt học sinh xuất sắc.
Tình huống 2: Để giữ gìn truyền của gia đình Yến đã làm như sau:
Yến tự hào về nghề truyền thống của gia đình, Yến thường hỏi bố mẹ để tìm hiểu về nghề dệt chiếu cói của gia đình, dòng họ mình từ các đời. Với sự yêu nghề, yêu công việc lao động của ông cha ngay từ khi học lớp 6, khi có thời gian ở nhà, Yến thường giúp bố mẹ và dần làm quen về cách dệt chiếu cói. Tiếp nối bố mẹ, Yến học hỏi từng bước và quyết đi theo nghề dệt chiếu cói của gia đình.
Luyện tập
Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:
+ Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
+ Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
+ Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 1 Cánh diều cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Khoan dung.
- B. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- C. Sống giản dị.
- D. Yêu nước.
-
- A. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- B. Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- C. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình
- D. Làm mất đi truyền thống tốt đẹp của gia đình.
-
- A. Giấy rách phải giữ lấy lề.
- B. Đi một ngày đàng, học một sàng không.
- C. Con hơn cha là nhà có phúc.
- D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 1 Cánh diều để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Luyện tập 1 trang 7 SGK GDCD 6 Cánh diều
Luyện tập 2 trang 8 SGK GDCD 6 Cánh diều
Luyện tập 3 trang 8 SGK GDCD 6 Cánh diều
Vận dụng 1 trang 8 SGK GDCD 6 Cánh diều
Vận dụng 2 trang 8 SGK GDCD 6 Cánh diều
Giải bài 1 trang 5 SBT GDCD 6 Cánh diều
Giải bài 2 trang 5 SBT GDCD 6 Cánh diều
Giải bài 3 trang 5 SBT GDCD 6 Cánh diều
Giải bài 4 trang 5 SBT GDCD 6 Cánh diều
Giải bài 5 trang 6 SBT GDCD 6 Cánh diều
Giải bài 6 trang 6 SBT GDCD 6 Cánh diều
Giải bài 7 trang 6 SBT GDCD 6 Cánh diều
Giải bài 8 trang 7 SBT GDCD 6 Cánh diều
Giải bài 9 trang 7 SBT GDCD 6 Cánh diều
Giải bài 10 trang 8 SBT GDCD 6 Cánh diều
Giải bài 11 trang 9 SBT GDCD 6 Cánh diều
Giải bài 12 trang 9 SBT GDCD 6 Cánh diều
Giải bài 13 trang 9 SBT GDCD 6 Cánh diều
Giải bài 14 trang 9 SBT GDCD 6 Cánh diều
Hỏi đáp Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!