Câu hỏi trang 143 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày khái niệm, đặc điểm môi trường.
- Phân tích vai trò của môi trường, lấy ví dụ minh họa.
Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi trang 143
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục I và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Đặc điểm môi trường: Môi trường sống của con người bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội, ....
Lời giải chi tiết:
* Khái niệm môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.
* Đặc điểm môi trường
- Môi trường sống của con người bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội.
+ Môi trường tự nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh vật, sông ngòi, địa hình,... Các yếu tố này tồn tại và phát triển theo quy luật tự nhiên nhưng văn chịu tác động của con người.
+ Môi trường nhân tạo: các yếu tố vật chất, kĩ thuật do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người, sẽ bị huỷ hoại nếu không có sự chăm sóc của con người.
+ Môi trường xã hội: các quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp với các luật lệ, thể chế, quy định, cam kết ở các cấp khác nhau. Nó định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định.
- Cả ba môi trường trên cùng tồn tại đan xen và tương tác với nhau rất chặt chẽ tạo thành một thể thống nhất, tác động và ảnh hưởng đến con người.
* Vai trò của môi trường
- Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
=> Ví dụ: Động, thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm; không khí, nhiệt độ, ánh sáng giúp duy trì các hoạt động trao đổi chất.
- Giúp lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
=> Ví dụ: Cung cấp hồ sơ và lưu trữ về lịch sử Trái đất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử hình thành và phát triển văn hóa nhân loại; cung cấp các chỉ dẫn về thời gian và không gian với việc phát tín hiệu và cảnh báo sớm các mối nguy hiểm đối với con người và các sinh vật trên trái đất như phản ứng sinh lý của các sinh vật sống trước khi thiên tai xảy ra. thiên tai và thảm họa thiên nhiên, đặc biệt là bão, động đất, núi lửa,…
- Không gian sống và bảo vệ con người, sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
=> Ví dụ: Tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.
- Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong sinh hoạt và sản xuất.
=> Ví dụ: Trong quá trình sinh sống, con người luôn thải ra môi trường những chất thải. Tại đây, các chất thải dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác sẽ bị phân hủy, chuyển hóa từ phức tạp sang đơn giản và tham gia vào hàng loạt các quá trình sinh địa hóa phức tạp.
-- Mod Địa Lý 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
Mở đầu trang 143 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi trang 144 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 1 trang 145 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 2 trang 145 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 145 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 1 trang 135 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 2 trang 136 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 3 trang 136 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 4 trang 137 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 5 trang 137 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 6 trang 138 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 7 trang 138 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
-
Những thành phần nào thuộc môi trường xã hội?
bởi bach hao 25/11/2022
Theo dõi (0) 2 Trả lời