OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất


Hành tinh xanh của chúng ta bắt đầu hình thành từ cách đây khoảng 4,5 tỉ năm. Qua thời gian rất lâu dài thì hình thành nên Trái Đất như ngày nay. Vậy quá trình hình thành Trái Đất diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu qua nội dung Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết tại đây!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nguồn gốc hình thành Trái Đất

- Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của Trái Đất, liên quan chặt chẽ với sự hình thành hệ Mặt Trời như: Im-ma-nu-en Căng, Pi-e Xi-mông La-plat, Ốt-tô Xmit,...

- Giả thuyết về nguồn gốc hình thành Trái Đất:

+ Mặt Trời khi hình thành di chuyển trong dải Ngân Hà, đi qua đám mây bụi và khí.

+ Do lực hấp dẫn của Vũ Trụ mà trước hết là của Mặt Trời, khí và bụi chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip, dần dần ngưng tụ thành các hành tinh (trong đó có Trái Đất).

1.2. Đặc điểm của vỏ Trái Đất 

- Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp đồng tâm:

+ Vỏ cứng ở bên ngoài.

+ Bao Manti ở giữa.

+ Trong cùng là nhân.

- Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5km) (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa), căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo và độ dày vỏ Trái Đất được chia thành hai kiểu chính vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Hình 4. Sơ đồ cấu tạo vỏ Trái Đất

- Cấu tạo vỏ Trái Đất gồm 3 tầng đá:

+ Trên cùng là tầng trầm tích, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nên chất tạo thành; tăng này không liên tục và có độ dày không đều

+ Tầng granit gồm các loại đá nhẹ (như đá granit và các loại đã có tinh chất tương tự như đá granit) tạo nên, lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng granit.

+ Tầng badan gồm các loại đá nặng hơn (như đá badan và các loại đá có  tính chất tương tự như đá badan) tạo nên; lớp vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan.

1.3. Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất

- Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá. 

- Khoáng vật là những nguyên tố tự nhiên hoặc hợp chất hoá học trong thiên nhiên, xuất hiện đo kết quả của các quá trình địa chất. 

- Đá là tập hợp của một hay nhiều khoáng vật và là bộ phân chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất. Theo nguồn gốc, đã được phân chia thành ba nhóm: 

+ Đá magma (đá granit, đá badan,...) được tạo thành do quá trình ngưng kết (nguội lạnh) của các silicat nóng chảy 

+ Đá trầm tích (đá vôi, sa thạch,...) hình thành trong các vùng trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ, 

+ Đá biến chất (đá gonai, đã hoa, đá phiến,...) được thành tạo từ đá macma hoặc đã trầm tích bị biến đổi sâu sắc do tác động của nhiệt áp suất,...

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Quá trình hình thành Trái Đất diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Lịch sử Trái Đắt bắt đầu từ cách đây khoảng 4.5 tỉ năm. Trải qua khoảng thời gian rât lâu dài, Trái Đât dần hình thành như ngày nay. 

Bài tập 2: Nêu đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất?

Hướng dẫn giải:

- Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5km) (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa), căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo và độ dày vỏ Trái Đất được chia thành hai kiểu chính vỏ lục địa và vỏ đại dương.

- Cấu tạo vỏ Trái Đất gồm 3 tầng đá:

+ Trên cùng là tầng trầm tích, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nên chất tạo thành; tăng này không liên tục và có độ dày không đều

+ Tầng granit gồm các loại đá nhẹ (như đá granit và các loại đã có tinh chất tương tự như đá granit) tạo nên, lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng granit.

+ Tầng badan gồm các loại đá nặng hơn (như đá badan và các loại đá có  tính chất tương tự như đá badan) tạo nên; lớp vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan.

Bài tập 3: Nếu xét về nguồn gốc thì đá cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất gồm những nhóm nào?

Hướng dẫn giải:

Theo nguồn gốc, đã được phân chia thành ba nhóm: 

+ Đá magma (đá granit, đá badan,...) được tạo thành do quá trình ngưng kết (nguội lạnh) của các silicat nóng chảy 

+ Đá trầm tích (đá vôi, sa thạch,...) hình thành trong các vùng trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ, 

+ Đá biến chất (đá gonai, đã hoa, đá phiến,...) được thành tạo từ đá macma hoặc đã trầm tích bị biến đổi sâu sắc do tác động của nhiệt áp suất,...

ADMICRO

Luyện tập

Học xong bài này các em cần biết:

- Nguồn gôc hình thành nên Trái Đất

- Nêu được đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất

- Trình bày được các loại vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất

3.1. Trắc nghiệm Bài 4 Địa lí 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 4 Địa lí 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 15 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1 trang 15 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2 trang 16 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 3 trang 16 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 16 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 16 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 16 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNT

Giải bài tập 1 trang 11 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2 trang 11 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 3 trang 12 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 4 trang 12 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 5 trang 12 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 4 Địa lí 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
OFF