OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 10 Cánh diều Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất


Tại sao một năm lại có bốn mùa? Lí do nào xảy ra hiện tượng ngày, đêm khác nhau ở các nơi trên thế giới? Những hiện tượng này xảy ra là do các hệ quả địa lí chuyển động của Trái Đất. Hãy cùng HỌC247 tìm hiểu xem có những hệ quả chuyển động địa lí nào? Qua nội dung của Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất trong chương trình Địa lí 10 Cánh diều dưới đây!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hệ quả chuyển động tự quay quanh vũ trụ của Trái Đất

a. Sự luân phiên ngày đêm

- Nguyên nhân: Là do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên ở mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều có sự luân phiên ngày và đêm.

- Đặc điểm:

+ Chiều tự quay: từ Tây sang Đông.

+ Độ nghiêng của trục so với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033’.

+ Chu kì tự quay hết một vòng là 24 giờ (1 ngày đêm).

Hình 4.1. Chuyển động tự quay quanh trục và hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đẩt

b. Giờ trên Trái Đất

- Giờ địa phương:

+ Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên các địa điểm trên cùng một kinh tuyến có một giờ riêng, gọi là giờ địa phương.

+ Các địa điểm nằm trên kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau.

- Giờ khu vực:

+ Để thuận lợi cho sinh hoạt hằng ngày của mỗi quốc gia, người ta phải quy định một giờ thống nhất cho từng khu vực gọi là giờ khu vực (múi giờ).

+ Trên bề mặt Trái Đất có 24 khu vực giờ. Giờ của kinh tuyến đi qua giữa khu vực được lấy làm giờ chung cho cả khu vực đó.

- Giờ quốc tế: Khu vực giờ có kinh tuyến gốc đi qua được lấy làm giờ quốc tế (còn gọi là giờ GMT và đánh số 0).

- Kinh tuyến 180° đi qua giữa khu vực giờ số 12 được lấy làm đường chuyển ngày quốc tế.

+ Nếu đi từ Tây sang Đông, qua kinh tuyến 180° sẽ lùi lại một ngày lịch.

+ Nếu đi từ Đông sang Tây, qua kinh tuyến 180° sẽ tăng thêm một ngày lịch.

Hình 4.2. Lược đồ các khu vực giờ trên Trái Đất

- Trong thực tế, ranh giới các khu vực giờ không phải là đường thẳng mà là những đường gấp khúc, phù hợp với mỗi bộ phận lãnh thổ. Một số nước có lãnh thổ rộng nhưng chỉ dùng một giờ chung cho cả nước (ví dụ Trung Quốc), một số nước khác lại chia ra nhiều khu vực giờ (ví dụ Liên bang Nga có 9 khu vực giờ, Ca-na-đa có 6 khu vực giờ, Ô-xtrây-!i-a có 3 khu vực giờ), ở Việt Nam thường gọi khu vực giờ là múi giờ. Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

1.2. Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất

a. Các mùa trong năm

- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nên có lúc bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

- Nguyên nhân: Do thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt thu nhận được ở mỗi bán cầu có sự thay đổi trong năm nên đã sinh ra các mùa.

- Đặc điểm về mùa:

+ Mỗi mùa trong năm có sự khác nhau về thời tiết, khí hậu và độ dài ngày đêm.

+ Thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi mùa cũng có sự khác nhau theo cách tính lịch dương hoặc lịch âm.

+ Ở vùng ôn đới, một năm có bốn mùa khá rõ rệt; ở vùng nhiệt đới, mùa xuân và mùa thu thường ngắn, không rõ rệt.

+ Mùa ở hai bán cầu luôn trái ngược nhau.

Hình 4.3. Sơ đồ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa tính theo dương lịch ở bán cầu Bắc

b. Ngày đêm dài, ngắn theo vĩ độ

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

- Đặc điểm: Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực.

Hình 4.4. Độ dài ngày đêm ở các vĩ độ vào ngày 22-6 và ngày 22-12

- Đêm trắng là khoảng thời gian ban đêm ở một địa phương có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp cho dù Mặt Trời đã lặn xuống dưới đường chân trời. Đêm trắng có thời gian ban đêm diễn ra rất ngắn (thường chỉ từ 23 gìờ đến 3 giờ sáng). Khoảng thời gian còn lại bầu trời đêm vẫn hửng sáng, không gian ở cuối đường chân trời giống như hoàng hôn. Xanh Pê-téc-bua, xtốc-khôm, Hen-sin-ki, ... là những địa điểm nổi tiếng có đêm trắng diễn ra.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Hai chuyển động này diễn ra đồng thời và sinh ra những hệ quả. Vậy đó là những hệ quả nào?

Hướng dẫn giải:

Các hệ quả

- Sự luân phiên ngày đêm.

- Giờ trên Trái Đất.

- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau.

- Các mùa trong năm, …

Bài tập 2: Lượng nhiệt ở các vĩ độ nhận được khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào?

Hướng dẫn giải:

Lượng nhiệt ở các vĩ độ nhận được khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố độ lớn góc nhập xạ. Góc nhập xạ càng lớn thì lượng nhiệt nhận được càng nhiều và góc nhập xạ càng nhỏ thì nhận được càng ít nhiệt (góc nhập xạ nhỏ dần từ xích đạo về hai cực

-> Lượng nhiệt bề mặt Trái Đất nhận được nhỏ dần từ xích đạo về cực).

Bài tập 3: Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiểu thẳng góc là khu vực nào?

Hướng dẫn giải:

Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiểu thẳng góc là chí tuyến Bắc, còn giới hạn xa nhất về phía Nam mà tia sáng Mặt Trời có thể chiểu thẳng góc là chí tuyến nam.

ADMICRO

Luyện tập

Học xong bài này các em cần biết:

- Phân tích (kết hợp sử dụng hình Vẽ, lược đồ) được hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất: chuyển động tự quay (sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất); chuyển động quanh Mặt Trời (các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ)

- Liên hệ được thực tế địa phương về các mùa trong năm và chênh lệch thời gian ngày đêm.

3.1. Trắc nghiệm Bài 4 Địa lí 10 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Chương 1 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 4 Địa lí 10 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Cánh diều Chương 1 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 14 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi trang 14 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi trang 15 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi trang 16 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi trang 17 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 17 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 17 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 17 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 1 trang 8 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 2 trang 8 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 3 trang 8 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 4 trang 8 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 5 trang 8 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 6 trang 9 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 7 trang 10 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 4 Địa lí 10 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
OFF