OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 10 Cánh diều Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp


Ngành công nghiệp có tổ chức lãnh thổ như thế nào? Đặc điểm của các hình thức này như thế nào? Hãy cùng HOC247 tìm hiểu qua nội dung của bài giảng Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp trong chương trình Địa lí 10 Cánh diều dưới đây. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

a. Quan niệm

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tải nguyên thiện nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.

b. Vai trò

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Sử dụng hợp lí các nguồn lực của lãnh thổ.

- Góp phần đạt hiệu quả cao về kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Giải quyết việc làm, đào tạo lao động có kĩ năng, nâng cao thu nhập và đời sống cho công nhân

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững

1.2. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên thế giới khá đa đạng, trong đó phổ biến nhất là: điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp.

Bảng 25. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Hình thức

Vai trò

Đặc điểm

Điểm công nghiệp

- Góp phần khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu ở địa phương.

- Giải quyết việc làm và phục vụ những nhu cầu nhất định cho dân cư ở địa phương.

- Là hạt nhân để thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Lãnh thổ không lớn, gồm một vài xí nghiệp, có cơ sở hạ tầng riêng.

- Các xí nghiệp phân bố gần nguồn nguyên liệu (nhất là nguyên liệu nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) hay một loại tài nguyên.

- Các xí nghiệp không có mối liên hệ sản xuất.

Khu công nghiệp

- Hình thức quan trọng và phố biến ở các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá.

- Đóng góp lớn vào giá trị xuất khấu và sức cạnh tranh của nến kinh tế.

- Tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, có giá trị lâu dài

- Góp phần giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực năng lực quản lí và nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Góp phần bảo vệ môi trường.

- Là khu vực có ranh giới địa lí xác định, không có dân cu sinh sống, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.

-Ttập trung tương đối nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội.

- Các xí nghiệp, doanh nghiệp trong khu công nghiệp có sự liên kết hợp tác cao, sản xuất các sản phấm vừa tiêu thụ trong nước, vừa xuất khẩu.

- Các xí nghiệp, doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp được hưởng quy chế ưu đãi riêng.

Trung tâm công nghiệp

- Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất và GDP của vùng và cả nước.

- Hạt nhân tạo vùng kính tế, có sức lan toả rộng.

- Nơi đón đầu công nghệ mới và tạo ra những đột phá trong sán xuất.

- Gắn với đô thị, gồm nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp, khu công nghiệp tập trung có mối liên hệ chặt chẽ về quy trình công nghệ, hỗ trợ nhau trong sản xuất.

- Có các xí nghiệp, doanh nghiệp hạt nhân và các xí nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ.

- Có dân cư sinh sống và có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng hoàn thiện.

 Có nguồn lao động dồi dào với trình độ tay nghề cao.

- Có quy mô khác nhau phụ thuộc vào vai trò giá trị sản xuất công nghiệp và tính chất chuyên môn hoá.

Vùng công nghiệp

- Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp cao nhất

- Góp phần khác thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực của vùng để đạt hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của quốc gia.

- Là cơ sở cho việc hình thành và phát triển vùng kinh tế.

- Là vùng lãnh thổ rộng lớn, được quy hoạch, bao gồm các hình thức tố chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp thấp hơn, có mối liên hệ mật thiết về sản xuất.

- Có một vài ngành công nghiệp chủ đạo tạo nên chuyên môn hoá của vùng; trong đó hạt nhân tạo vùng là trung tâm công nghiệp lớn, bên cạnh đó còn có các ngành công nghiệp bổ trợ và phục vụ.

- Sản xuẩt mang tính chất hàng hoá.

- Năm 1896, khu công nghiệp đầu tiên trên thế giới ra đời ở Anh.

- Ở Hoa Kỳ, khu công nghiệp đầu tiên ra đời vào năm 1897.

- Khu công nghiệp đầu tiên của châu Á xuất hiện tại Xin-ga-po vào năm 1951.

- Ở nước ta, khu công nghiệp - khu chế xuất Tân Thuận ở Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập sớm nhất vào năm 1991.

Hình 25.2. Khu công nghiệp - khu chế xuất Tân Thuận ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là gì? Vai trò và đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau.

- Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có sự khác nhau về vai trò và đặc điểm tùy thuộc vào mục đích thành lập, các hoạt động sản xuất, phạm v, quy mô, …

Bài tập 2: Khu công nghiệp tập trung có đặc điểm gì?

Hướng dẫn giải:

Khu công nghiệp tập trung có ranh giới địa lí xác định, phân bố ở nơi có vị trí địa lí thuận lợi (gần sân bay, đường ô tô, cảng biển,…), nằm tách biệt với khu dân cư.

Bài tập 3: Điểm công nghiệp có đặc điểm gì?

Hướng dẫn giải:

Đặc điểm nổi bật của điểm công nghiệp là:

- Có một, hai hoặc ba xí nghiệp

- Phân bố ở nơi có nguồn nguyên liệu, nhiên liệu với chức năng khai thác hay sơ chế nguyên liệu.

- Đồng nhất với một điểm dân cư.

ADMICRO

Luyện tập

Học xong bài này các em cần biết:

- Trình bày được quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

- Phân biệt được vai trò và đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

3.1. Trắc nghiệm Bài 25 Địa lí 10 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Chương 9 Bài 25 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 25 Địa lí 10 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Cánh diều Chương 9 Bài 25 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 91 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi trang 91 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi trang 93 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 93 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 93 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 1 trang 46 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 2 trang 46 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 3 trang 46 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 4 trang 46 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 5 trang 46 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 6 trang 47 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 7 trang 47 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 25 Địa lí 10 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
OFF