OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ


Khi sử dụng các bản đồ trong quá trình học tập các em có bao giờ đặt câu hỏi "Có những phương pháp nào được dùng để thể hiện các đối tượng trên bản đồ?". Cùng HOC247 tìm hiểu các phương pháp đó thông qua nội dung của Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ chương trình Địa lí 10 Kết nối tri thức. Mời các em cùng tham khảo nội dung dưới đây!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phương pháp kí hiệu

- Đối tượng biểu hiện:

+ Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể

+ Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ

- Hình thức thể hiện:

+ Kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí của đối tượng trên bản đồ. Có chú thích rõ ràng

+ Kí hiệu có dạng hình học/ chữ/ tượng hình

- Khả năng biểu hiện:

+ Vị trí phân bố của đối tượng. 

+ Số lượng của đối tượng.

+ Chất lượng của đối tượng. 

- Ví dụ: Hình 2.1. Bản đồ một số nhà máy điện ở Việt Nam, năm 2020

+ Để thể hiện các nhà máy điện có công suất khác nhau, người ta dùng ngôi sao có kích thước khác nhau 

+ Để thể hiện nhà máy điện là thủy điện hay nhiệt điện, dùng màu sắc xanh hoặc đỏ cho ngôi sao

1.2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

- Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội. 

- Hình thức biểu hiện: Sự di chuyển của các đối tượng được thể hiện bằng các mũi tên.

- Khả năng biểu hiện: Các đặc tính của chuyển động như:

+ Hướng di chuyển của đối tượng.

+ Số lượng, tốc độ của đối tượng di chuyển. 

- Đặc điểm của đối tượng, hiện tượng được thể hiện thông qua màu sắc, độ rộng và hướng của mũi tên.

- Ví dụ: Trên bản đồ tự nhiên: các mũi tên chỉ hướng gió như bản đồ ở Hình 2.2. Bản đồ hoạt động của gió và bão ở Việt Nam

1.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

- Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện giá trị tổng cộng của đối tượng theo từng lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó. 

- Khả năng biểu hiện của phương pháp:

+ Số lượng của đối tượng.

+ Chất lượng của đối tượng

+ Cơ cấu của đối tượng

+ Thường dùng để thể hiện trên bản đồ kinh tế - xã hội.

- Người ta có thể sử dụng các loại biểu đồ khác nhau như: biểu đồ cột, biểu đồ tròn, ....

- Hình thức biểu hiện: Biểu đồ đặt vào phạm vi của 1 đơn vị lãnh thổ. (Cần phân biệt với phương pháp kí hiệu)

- Ví dụ:

+ Trên biểu đồ cây công nghiệp có thể có các biểu đồ cột ghép thể hiện diện tích trồng cây công nghiệp của từng tỉnh.

+ Thể hiện diện tích và sản lượng lúa cả năm của các tỉnh, thành phố ở nước ta vào năm 2020 như: Hình 2.3. Bản đồ diện tích và sản lượng lúa cả năm của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam, năm 2020

Hình 2.3. Bản đồ diện tích và sản lượng lúa cả năm của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam, năm 2020

1.4. Phương pháp chấm điểm

- Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân tán nhỏ lẻ trên lãnh thổ bằng sự phân bố của các điểm chấm trên bản đồ. 

- Hình thức biểu hiện: Mỗi điểm chấm thể hiện trên bản đồ phải tương ứng với mỗi giá trị nhất định

- Khả năng biểu hiện:

+ Sự phân bố của đối tượng.

+ Số lượng của đối tượng. 

- Ví dụ: Trên bản đồ dân cư Hình 2.4. Bản đồ phân bố dân cư Châu Á, một chẩm có thể tương ứng 5000 người.

Hình 2.4. Bản đồ phân bố dân cư châu Á, năm 2020

1.5. Phương pháp khoanh vùng

- Đối tượng thể hiện: Thể hiện đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có từng vùng nhất định.

- Ví dụ: Vùng phân bố các dân tộc khác nhau, vùng rừng, đồng cỏ,....

- Cách thể hiện: Có nhiều cách khác nhau như: giới hạn vùng phân bố bằng các đường viền, tô màu, chải nét, ....

Hình 2.5. Một số cách khác nhau thể hiện vùng trồng cây thuốc nam

* Lưu ý: Ngoài các phương pháp thể hiện bản đồ nói trên, còn có các phương pháp khác để thể hiện các đối tượng địa lí lên bản đồ như: phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp nền chất lượng, phương pháp bản đồ – mật độ và phương pháp biểu đồ định vị.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Có những phương pháp nào biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ? Các phương pháp đó có gì khác biệt?

Hướng dẫn giải:

1. Phương pháp kí hiệu: dùng để thể hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động: thể hiện sự di chuyển các đối tượng, hiện tượng kinh tế -xã hội

3. Phương pháp bản đồ - biểu đố: thể hiện giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ

4. Phương pháp chấm điểm: thể hiện các đối tượng phân tán nhỏ lẻ

5. Phương pháp khoanh vùng: thể hiện các đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều

Bài tập 2: Xác định các phương pháp thể hiện đối tượng trên Bản đồ dân số Việt Nam – Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 (Xuất bản năm 2016)

Hướng dẫn giải:

Đối tượng, hiện tượng Phương pháp được sử dụng để thể hiện
Mật độ dân số Phương pháp khoanh vùng
Quy mô dân số Phương pháp kí hiệu
Phân cấp đô thị Phương pháp kí hiệu

Bài tập 3: Kể tên các phương pháp chính thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ?

Hướng dẫn giải:

Một số phương pháp chính như: Phương pháp kí hiệu, đường chuyển động, bản đồ - biểu đồ, chấm diểm, khoanh vùng, ...

ADMICRO

Luyện tập

Học xong bài này các em cần biết:

- Phân biệt được các phương pháp thể hiện đối tượng của bản đồ qua các đặc điểm: đối tượng thể hiện, hình thức và khả năng thể hiện

- Vận dụng nêu được các phương pháp trong các loại bản đồ khác nhau

3.1. Trắc nghiệm Bài 2 Địa lí 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 2 Địa lí 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 7 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1 trang 7 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2 trang 8 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 3 trang 9 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 4 trang 10 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 5 trang 11 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 11 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 11 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 11 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1 trang 7 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2 trang 8 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 3 trang 8 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 4 trang 8 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 5 trang 9 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 6 trang 9 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 7 trang 9 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 2 Địa lí 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
OFF