OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 10 Cánh diều Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh


Vỏ địa lí của Trái Đất là gì? Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí có biểu hiện như thế nào? Cùng HOC247 tìm hiểu những kiến thức này qua nội dung bài giảng của Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh trong chương trình Địa lí 10 Cánh diều dưới đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vỏ địa lí

- Khái niệm: Vỏ địa lí là vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các vỏ bộ phận (thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển và sinh quyển).

- Giới hạn:

+ Giới hạn trên: tiếp giáp lớp ô-zôn.

+ Giới hạn dưới: kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa, độ dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.

Hình 14.1. Vỏ địa lí của Trái Đất

- Đặc điểm:

+ Vỏ địa lí hình thành và phát triển theo những quy luật địa lí chung.

+ Một số quy luật chính là: quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới, quy luật phi địa đới.

1.2. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

a. Khái niệm

- Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

- Mỗi thành phần và lãnh thổ địa lí đều chịu tác động đồng thời trực tiếp hoặc gián tiếp của nguồn năng lượng bức xạ mặt trời và các nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. Tuy chúng có quá trình phát sinh và phát triển riêng nhưng luôn luôn chịu ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.

Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong vỏ địa lí

b. Biểu hiện của quy luật

- Biểu hiện:

+ Chỉ một thành phần hoặc yếu tố thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần và yếu tố còn lại.

+ Thiên nhiên sẽ hình thành nên một trạng thái thống nhất mới, khác với ban đầu.

Ví dụ 1: Sự biến đổi khí hậu toàn cầu bắt đầu từ sự thay đổi của một yếu tố khí quyển. Do lượng khí cac-bo-nic tăng lên quá mức nên làm cho nhiệt độ không khí trên Trái Đất tăng lên. Từ đỏ, băng ở hai cực sẽ tan, nước biển dâng cao, nhiều vùng đất thấp ven biển bị ngập; các hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan như: bão, mưa lớn, lu lụt, hạn hán, rét đậm, ... xảy ra nhiều hơn với tần suất dày hơn.

Ví dụ 2: Phá rừng bừa bãi ở nhiều Ịiơi trẽn Trái Đất đã làm thay đổi nhiều thành phân tự nhiên

Hình 14.3. Sơ đồ các hậu quả của việc phá rừng bừa bãi

1.3. Ý nghĩa thực tiễn

- Khi tác động vào tự nhiên, con người có thể dự báo được các thay đổi của thành phần tự nhiên và cảnh quan theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực đối với mình.

- Có biện pháp hợp lí để sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Sự phối hợp của các thành phần đã tạo nên quy luật mang tính thống nhất và hoàn chỉnh. Vậy quy luật đó được hiểu như thế nào? Nguyên nhân và biểu hiện của quy luật đó là gì? Con người đã vận dụng quy luật đó như thế nào trong hoạt động sản xuất và đời sống?

Hướng dẫn giải:

- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

- Nguyên nhân: Mỗi thành phần và lãnh thổ địa lí đều chịu tác động đồng thời trực tiếp hoặc gián tiếp của nguồn năng lượng bức xạ mặt trời và các nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

- Biểu hiện: Trong tự nhiên, chỉ một thành phần hoặc yếu tố thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần và yếu tố còn lại.

Bài tập 2: Việc xây dựng các hồ thủy điện sẽ gây ra tác động không mong muốn nào?

Hướng dẫn giải:

Việc xây dựng các hồ thủy điện sẽ gây ra tác động đến dòng chảy, thảm thực vật xung quanh khu vực công trình. Việc xây hồ thủy điện sẽ sử dụng một diện tích đất nhất định để chứa nước -> Làm giảm diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.

Bài tập 3: Trước khi sử dụng bất cứ lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải nghiên cứu kĩ yếu tố nào?

Hướng dẫn giải:

Trước khi sử dụng bất cứ lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải nghiên cứu kĩ toàn bộ điều kiện địa lí (địa chất, địa hình, khí hậu, sông ngòi, thổ nhưỡng,…). Vì khi một trong các điều kiện địa lí thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần địa lí khác dẫn đến nhiều hệ lụy, thiệt hại không mong muốn.

ADMICRO

Luyện tập

Học xong bài này các em cần biết:

- Trình bày khái niệm vỏ địa lí; phân biệt được vỏ địa lí và vỏ Trái Đất.

- Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí; liên hệ được thực tế ở địa phương.

- Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí.

3.1. Trắc nghiệm Bài 14 Địa lí 10 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Chương 6 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 14 Địa lí 10 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Cánh diều Chương 6 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 51 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi trang 52 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi trang 53 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 53 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 53 SGK Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 1 trang 27 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 2 trang 27 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 3 trang 27 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 4 trang 28 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 5 trang 28 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 6 trang 28 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 7 trang 28 SBT Địa lí 10 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 14 Địa lí 10 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
OFF