OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 8 Kết nối tri thức Ôn tập chương 5: Thiết kế kĩ thuật


Cùng HOC247 ôn tập các kiến thức về thiết kế kĩ thuật, các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật, thiết kế hệ thống tưới cây tự động qua nội dung của bàiÔn tập chương 5: Thiết kế kĩ thuật trong chương trình SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Giới thiệu về thiết kế kĩ thuật

1.1.1. Mục đích và vai trò của thiết kế kĩ thuật

a. Mục đích

- Thiết kế kĩ thuật là hoạt động sáng tạo nhằm tìm kiếm những ý tưởng và giải pháp, thể hiện dưới dạng hồ sơ kĩ thuật để tạo ra sản phẩm, dịch vụ giúp đáp ứng nhu cầu của con người, giải quyết các vấn đề trong đời sống và sản xuất

b. Vai trò

Thiết kế kĩ thuật có ý nghĩa to lớn trong tạo dựng môi trường sống của con người và phát triển sản xuất thông qua hai vai trò chính là phát triển sản phẩm và phát triển công nghệ.

- Phát triển sản phẩm: 

+ Qua hoạt động thiết kế kĩ thuật, các sản phẩm mới lần lượt được tạo ra để giải quyết những vấn đề mới hay đáp ứng nhu cầu mới của con người, các sản phẩm cũ liên tục được cải tiến. 

+ Nhờ đó, cuộc sống ngày càng tiện nghi, xã hội ngày càng phát triển.

- Phát triển công nghệ: 

+ Thiết kế kĩ thuật còn tạo ra hay nâng cấp các quy trinh, bí quyết công nghệ để thực hiện một công việc nào đó ngày càng hiệu quả hơn. 

+ Do đó, thế giới công nghệ ngày càng đa dạng, phong phú và phát triển; công nghệ mới ra đời luôn có xu hướng tốt hơn công nghệ cũ; đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đời sống và sản xuất.

1.1.2. Một số ngành nghề chính liên quan đến thiết kế kĩ thuật 

Một số nghề liên quan đến thiết kế kĩ thuật: 

+ Kiến trúc sư xây dựng

+ Kiến trúc sư cảnh quan

+ Nhà thiết kế và trang trí nội thất

+ Nhà thiết kế sản phẩm và may mặc

+ Kĩ sư cơ học, cơ khí

+ Kĩ sư vũ trụ hàng không

1.2. Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật

1.2.1. Khái quát về tiến trình thiết kế kĩ thuật

- Thiết kế kĩ thuật được thực hiện theo 5 bước cơ bản:

+ Bước 1: xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí cần đạt của sản phẩm,

+ Bước 2: tìm hiểu tổng quan, đề Tìm hiểu tổng qu xuất và lựa chọn giải pháp quan, đề xuất và lựa chọn giải pháp.

+ Bước 3: xây dựng nguyên mẫu

+ Bước 4: thử nghiệm và đánh giá

+ Bước 5: lập hồ sơ kĩ thuật 

1.2.2. Nội dung các bước trong thiết kế kĩ thuật

a. Xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí

- Bắt đầu thực hiện thiết kế sản phẩm, người thiết kế cần xác định rõ vấn đề, mô tả cụ thể tình huống thực tế.

- Từ đó xác định rõ vấn đề.

- Vấn đề hay nhu cầu được phát hiện thông qua quan sát tự nhiên, đọc tài liệu, khảo sát thị trường hay nguyện vọng của người tiêu dùng. 

- Vấn đề cũng được phát hiện qua những bất tiện trong sinh hoạt, lao động và những sản phẩm cũ cần được cải tiến.

- Tiêu chí cần đạt của sản phẩm được phát biểu rõ ràng, thể hiện thông qua: chức năng, độ bền, tính thẩm mĩ, giá thành, khối lượng, kích thước, kiểu dáng, hiệu suất sử dụng năng lượng hay nhiên liệu, bảo vệ môi trường....

b. Tìm hiểu tổng quan, đề xuất giải pháp

- Tìm hiểu tổng quan cần tổng hợp thông tin khoa học liên quan đến sản phẩm và các sản phầm tương tự đã có trên thị trường đề có cơ sở khoa học và công nghệ giúp giải quyết vấn đề

- Kế thừa ưu điểm của các giải pháp đã có và tránh được các sai lầm khi thiết kế, những nhược điểm của giải pháp cũ. Đồng thời, đánh giá nhu cầu của người dùng đối với sản phẩm dự kiến thiết kế.

- Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp; đánh giá ưu, nhược điểm của mỗi giải pháp để lựa chọn giải pháp tối ưu nhất trên cơ sở điều kiện kinh tế, nguồn lực sản xuất, thời gian... Giải pháp được lựa chọn cần bám sát tiêu chí cần đạt của sản phẩm.

c. Xây dựng nguyên mẫu 

- Giải pháp lựa chọn cần được thể hiện dưới dạng bản vẽ chi tiết có đầy đủ thông tin để chế tạo nguyên mẫu. Trên cơ sở đó, xác định kết cấu, chuẩn bị và tính toán vật liệu, lập kế hoạch và tiến hành chế tạo nguyên mẫu.

- Nguyên mẫu là phiên bản đầu tiên của sản phẩm, có thể được làm bằng vật liệu khác với sản phẩm cuối cùng để tiết kiệm thời gian và chi phí. Mẫu này được kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chí cần đạt của sản phẩm.

d. Thử nghiệm, đánh giá

- Nguyên mẫu được thử nghiệm, đo lường các thông số kĩ thuật, so sánh với các tiêu chí đã đặt ra cho sản phẩm. 

- Trên cơ sở đó, thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho tới khi đáp ứng được các tiêu chí đã nêu của sản phẩm.

e. Lập hồ sơ kĩ thuật 

- Bước cuối cùng của thiết kế kĩ thuật là lập hồ sơ kĩ thuật cho sản phẩm thiết kế. 

- Hồ sơ kĩ thuật bao gồm: bản vẽ kĩ thuật để chế tạo sản phẩm, các tài liệu liên quan đến hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, vận hành và sửa chữa sản phẩm.

- Sau đó, nhà thiết kế có thể công bố kết quả hoặc đăng kí bản quyền sáng chế nếu giải pháp có tính mới và tính sáng tạo.

1.3. Dự án : Thiết kế hệ thống tưới cây tự động

1.3.1. Giới thiệu

Tưới cây đúng lúc, đủ lượng nước không những giúp cây phát triển tốt mà còn tiết kiệm thời gian và tài nguyên nước, mang lại sự yên tâm cho người trồng cây.

1.3.2. Nhiệm vụ

Hệ thống đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Phù hợp chế độ tưới cho từng loại cây trồng.

- Hoạt động chính xác và ổn định.

- Đơn giản, dễ lắp ráp và vận chuyển.

- Sử dụng các vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền.

- Không ảnh hưởng tới môi trường.

1.3.3. Tiến trình thực hiện

- Xác định vấn đề, đề xuất các tiêu chỉ cần đạt của sản phẩm

- Tìm hiểu tổng quan, đề xuất và lựa chọn giải pháp

- Thiết kế hệ thống tưới cây tự động

- Thử nghiệm, đánh giá và điều chỉnh thiết kế cho phù hợp

- Lập hồ sơ kĩ thuật

1.3.4. Đánh giá

a. Nội dung, tiêu chỉ đánh giá

- Quá trình thực hiện dự án

- Sản phẩm thiết kế

- Báo cáo sản phẩm

b. Hình thức và công cụ đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Các nhóm đánh giá chéo.

- Giáo viên và chuyên gia đánh giá

- Đánh giá có thể thực hiện qua bảng rubric, dân nhân binh luận, khảo sát ý kiến của khán giả trực tiếp hoặc sử dụng các phần mềm công nghệ

1.3.5. Thông tin bổ trợ

a. Một số giải pháp tưới cây tự động

- Dùng chai nước có đục lỗ, úp ngược xuống đất

- Dùng gian dây dẫn nước. xuống đất

- Dùng cảm biến độ âm đo độ ẩm của đất đề bắt và tắt máy bơm nước

b. Sơ đồ hệ thống tưới cây tự động dùng cảm biến độ ẩm

 

c. Thông tin mở rộng

- Hệ thống tưới cây hẹn giờ

- Một số thiết bị, hệ thống tưới cây tự động

ADMICRO

Bài tập minh họa

Ví vụ 1: Để biết bản vẽ thiết kế sản phẩm có đạt yêu cầu hay không thì không được bỏ qua bước nào?

A. Tìm hiểu tổng quan và đề xuất giải pháp

B. Xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí

C. Thử nghiệm, đánh giá

D. Lập hồ sơ kĩ thuật

 

Hướng dẫn giải

Để biết bản vẽ thiết kế sản phẩm có đạt yêu cầu hay không thì không được bỏ qua bước: Thử nghiệm, đánh giá

Đáp án C

 

Ví dụ 2: Tại sao lại nói thiết kế kĩ thuật có vai trò phát triển công nghệ?

 

Hướng dẫn giải

Thiết kế kĩ thuật có vai trò phát triển công nghệ vì: Thiết kế kĩ thuật tạo ra hay nâng cấp các quy trình, bí quyết công nghệ để thực hiện công việc ngày càng hiệu quả hơn

ADMICRO

Luyện tập Ôn tập chương 5 Công nghệ 8 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần biết: 

- Giới thiệu về thiết kế kĩ thuật.

- Trình bày được nội dung các bước trong thiết kế kĩ thuật.

- Thực hiện được phương pháp thiết kế hệ thống tưới cây tự động.

3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chương 5 Công nghệ 8 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Kết nối tri thức Ôn tập Chương 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Qua thiết kế kĩ thuật, các sản phẩm mới lần lượt được tạo ra để giải quyết những vấn đề, đáp ứng nhu cầu mới, các sản phẩm cũ liên tục được cải tiến
    • B. Thiết kế kĩ thuật tìm kiếm những ý tưởng, giải pháp, thể hiện dưới dạng hồ sơ kĩ thuật để tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu con người và giải quyết vấn đề trong cuộc sống
    • C. Thiết kế kĩ thuật tạo ra hay nâng cấp các quy trình, bí quyết công nghệ để thực hiện công việc ngày càng hiệu quả hơn
    • D. Thiết kế kĩ thuật là một hoạt động sáng tạo, liên quan đến ngành nghề trong nhiều lĩnh vực
    • A. Sửa đổi và bổ sung cho hoàn thiện hơn
    • B. Thể hiện dưới dạng bản thiết kế chi tiết, đủ để xây dựng được nguyên mẫu.
    • C. Loại bỏ nếu không phù hợp với hoàn cảnh thực tế
    • D. Tất cả các đáp án trên.
    • A. Tính chất của sản phẩm
    • B. Nguyên liệu tạo ra sản phẩm
    • C. Yêu cầu sản phẩm
    • D. Công dụng của sản phẩm

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Ôn tập chương 5 Công nghệ 8 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 8 Kết nối tri thức Ôn tập Chương 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Câu hỏi 1 trang 106 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 106 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 3 trang 106 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 4 trang 106 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 5 trang 106 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 6 trang 106 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 7 trang 106 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 8 trang 106 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 9 trang 106 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Ôn tập chương 5 Công nghệ 8 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF