OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 8 Kết nối tri thức Ôn tập chương 3: An toàn điện


Cùng HOC247 ôn tập các kiến thức về tai nạn điện, biện pháp an toàn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện qua nội dung của bài Ôn tập chương 3: An toàn điện trong chương trình SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức. Mời các em cùng tham khảo!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tai nạn điện

a. Khái quát tai nạn điện

Tai nạn điện là tai nạn xảy ra do tác động của dòng điện gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng của con người.

- Khi có dòng điện đi qua cơ thể người sẽ làm cho cơ thể bị tổn thương, ban đầu là bắp thịt, cơ bị co quắp, sau đó có thể gây tê liệt tuần hoàn máu và hô hấp dẫn đến tử vong. 

- Mức độ tác động của dòng điện lên cơ thể người sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như: độ lớn, thời gian tác động và đường đi của dòng điện qua cơ thể người.

b. Nguyên nhân

Tai nạn điện thường xảy ra do ba nhóm nguyên nhân chính sau:

- Tiếp xúc trực tiếp vào vật mang điện như dây điện trần, ổ điện, dây dẫn hỏng cách điện, các đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ,... 

- Vi phạm khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Tiếp xúc gần với lưới điện cao áp sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện trong không khí gây tai nạn điện cho con người.

- Đến gần vị trí dây dẫn có điện bị rơi xuống đất. Khi đó, mặc dù không tiếp xúc trực tiếp với dây điện, nhưng vùng đất, nước xung quanh điểm chạm của dây có khả năng gây tai nạn điện cho con người. 

1.2. Biện pháp an toàn điện

a. Một số biện pháp an toàn điện

* Khi sử dụng

Để đảm bảo an toàn điện, khi sử dụng cần

- Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện trước khi sử dụng: sử dụng bút thử điện, đồng hồ đo điện để kiểm tra độ cách điện của đồ dùng điện.

- Thực hiện nối đất cho các đồ dùng điện có vỏ kim loại thường xuyên tiếp xúc như: bình nước nóng, máy giặt, tủ lạnh,... bằng cách nối vỏ trực tiếp hoặc sử dụng các ổ cắm có chân tiếp đất (ổ cắm ba cực).

- Không vi phạm an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp.

- Sử dụng các thiết bị đóng, cắt bảo vệ chống quá tải chống rò điện.

* Khi sửa chữa điện

- Khi sửa chữa điện cần Cắt nguồn điện trước khi sửa chữa. 

- Sử dụng đúng cách trang bị bảo hộ và dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc.

b. Một số trang bị bảo hộ và dụng cụ bảo vệ an toàn điện 

* Trang bị bảo hộ 

- Trang bị bảo hộ có tác dụng bảo vệ cho người vận hành, sử dụng thiết bị điện và đặc biệt là những người lắp đặt, sửa chữa điện.

- Trang bị bảo hộ bảo vệ an toàn điện bao gồm: quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ; găng cách điện, ủng cách điện; thảm cách điện,...

* Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện

- Dụng cụ bảo vệ an toàn điện rất đa dạng, phong phú và được sử dụng trong nhiều tình huống. 

- Phổ biến và thông dụng là tua vít điện, bút thử điện và kim điện,... 

- Các dụng cụ an toàn điện có đặc điểm chung là được bọc cách điện, không thấm nước, dễ cầm.

1.3. Sơ cứu người bệnh bị tai nạn điện

a. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện 

- Khi phát hiện thấy người bị điện giật, cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

- Để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, người cứu nạn cần:

+ Ngắt nguồn điện bằng những thiết bị đóng cắt ở gần nhất, như: công tắc điện, cầu dao,...

+ Trang bị bảo hộ (dép cao su ủng cách điện, găng cách điện,...) và các vật dụng cách điện (đứng trên tấm gỗ hoặc thảm cách điện, dùng gậy bằng gỗ khô gạt dây điện hoặc đầy nạn nhân ra khỏi nguồn điện).

+ Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân.

b. Các bước sơ cứu nạn nhân tại chỗ

Bước 1: Kiểm tra tình trạng nạn nhân

Bước 2: Thực hiện hô hấp nhân tạo

c. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Sơ cứu tại chỗ, gọi xe cứu thương đề các nhân viên y tế cấp cứu và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Các bước cứu người bị tai nạn điện là?

 

Hướng dẫn giải

Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện → Sơ cứu nạn nhân → Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất

 

Ví dụ 2: Thành phần nào làm cho dòng điện qua bút thử điện không gây nguy hiểm cho người sử dụng?

A. Đầu bút thử điện

B. Điện trở

C. Đèn báo

D. Thân bút

 

Hướng dẫn giải

Điện trở làm cho dòng điện qua bút thử điện không gây nguy hiểm cho người sử dụng

Đáp án B

ADMICRO

Luyện tập Ôn tập chương 3 Công nghệ 8 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần biết: 

- Nhận biết được nguyên nhân gây ra tai nạn điện.

- Trình bày được một số tình huống tai nạn điện.

- Trình bày được một số biện pháp an toàn điện.

- Thực hiện được sơ cứu người bị tai nạn điện.

3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chương 3 Công nghệ 8 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Kết nối tri thức Ôn tập Chương 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Ôn tập chương 3 Công nghệ 8 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 8 Kết nối tri thức Ôn tập Chương 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Câu hỏi 1 trang 70 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 70 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 3 trang 70 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 4 trang 70 SGK Công nghệ 8 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Ôn tập chương 3 Công nghệ 8 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF