OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 8 CTST Bài 5: Gia công cơ khí


Muốn chế tạo bộ bàn ghế, ta phải sử dụng những phương pháp gia công nào? Quy trình thực hiện như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 5: Gia công cơ khí trong chương trình Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đo và vạch dấu

1.1.1. Khái niệm

Đo và vạch dấu là việc thể hiện hình dạng và kích thước thực tế của sản phẩm lên vật liệu cần gia công.

1.1.2. Dụng cụ đo và vạch dấu

a. Dụng cụ đo chiều dài

Hình 5.1. Thước đo độ dài

- Thước lá:

+ Thước lá và thước cuộn là hai dụng cụ đo và vạch dấu thông dụng.

+ Thước lá có thể chế tạo với độ dài từ 150 - 1,000 mm (Hình 5.1a).

- Thước cuộn có các loại dài 3.0m, 5.0m hoặc dài hơn (Hình 5.1b).

Hình 5.2. Thước cặp

(1) Thang đo chính; (2) Mỏ kẹp trong; (3) Mỏ kẹp ngoài; (4) Thước đo chiều sâu; (5) Khung động; (6) Vit hãm; (7) Du xích

- Thước cặp:

+  Thước cặp đo kích thước có độ chính xác cao (0,01 - 0,05 mm) và phạm vi đo vừa phải (tối đa 500 mm).

+ Thước cặp dùng để đo độ dày, đường kính (trong và ngoài), đo chiều sâu của lỗ.

b. Dụng cụ đo góc

Hình 5.3. Thước đo góc

Để đo và vạch dấu các góc trong quá trình gia công, có thể dùng thước ê ke vuông, ê ke góc (30°, 45°, 60°) hoặc dụng cụ đo góc vạn năng.

c. Dụng cụ vạch dấu

Hình 5.4. Dụng cụ vạch dấu

Dụng cụ vạch dấu gồm mũi vạch và chấm dấu, chế tạo bằng vật liệu có độ cứng cao để sử dụng lâu dài.

1.1.3. Quy trình đo và vạch dấu

Các bước đo và vạch dấu được thực hiện như trong Bảng 5.1.

Bảng 5.1. Quy trình đo và vạch dấu trên phôi

1.2. Cưa

1.2.1. Khái niệm

Cắt kim loại bằng cưa tay là một dạng gia công thô nhằm cắt vật thể thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh.

1.2.2. Tư thế đứng và cách cầm cưa

Hình 5.5. Vị trí chân và tay khi cưa

- Tư thế đứng: đứng thẳng, khối lượng cơ thể phân đều lên hai chân, vị trí chân đứng so với bàn kẹp ê tô được mô tả như Hình 5.5a.

- Cầm cưa: nắm cán cưa bằng tay thuận, tay còn lại nắm đầu kia của khung cưa (Hình 5.5b).

- Thao tác: đẩy và kéo cưa bằng hai tay. Đẩy từ từ để tạo lực cắt. Khi kéo cưa về, tay nắm khung không đẩy, tay nắm cán cưa rút cưa về nhanh hơn lúc đẩy. Lặp lại cho đến khi kết thúc.

1.2.3. An toàn lao động khi cưa

- Mặc trang phục bảo hộ lao động.

- Sử dụng cưa đảm bảo an toàn kĩ thuật.

- Đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật khi cưa gần đứt để tránh rơi vào chân.

- Tránh dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạt cưa để tránh vào mắt.

1.2.4. Quy trình cưa

Các bước cưa vật thể được thực hiện như trong Bảng 5.2.

Bảng 5.2. Quy trình cưa

1.3. Đục

1.3.1. Khái niệm

Đục là bước gia công thô, thường được sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0,5 mm. Dụng cụ đục thường được làm bằng thép để lưỡi cắt có độ cứng cao.

1.3.2. Tư thế đứng, cách cầm búa và đục

Hình 5.6. Cách cầm đục, búa và tư thế đục

- Cầm búa và đục: tay thuận cầm búa, tay kia cầm đục (Hình 5.6).

- Tư thế đục giống như tư thế cưa. Đứng ở vị trí để tạo lực đánh búa vuông góc với má kẹp ê tô.

1.3.3. An toàn lao động khi đục

- Mặc trang phục bảo hộ lao động.

- Chọn búa và đục đảm bảo chắc chắn và không bị hư hỏng.

- Sử dụng lưới chắn phoi bảo vệ.

- Đánh búa đúng đầu đục.

1.3.4. Quy trình đục

Các bước đục vật thể được thực hiện như trong Bảng 5.3.

Bảng 5.3. Quy trình đục

1.4. Dũa

1.4.1. Khái niệm

Hình 5.7. Các loại dũa

a) Dũa tròn; b) Dua det; c) Dũa tam giác; d) Dũa vuông, e) Dũa bán nguyệt

- Dũa tạo độ nhẵn, phẳng trên bề mặt nhỏ, không thực hiện được trên máy công cụ.

- Chọn loại dũa phù hợp với bề mặt cần gia công (Hình 5.7).

1.4.2. Tư thế đứng và cách cầm dũa

- Khi dũa, chi tiết được kẹp trên ê tô với chiều cao vừa đủ để tạo góc vuông (90°) khi làm việc.

Hình 5.8. Cách cầm dũa và thao tác dũa

- Cầm dũa bằng tay thuận, tay còn lại đặt lên đầu dũa, thân tạo góc 45° so với cạnh của ê tô.

- Thực hiện hai chuyển động khi dũa: đẩy để tạo lực cắt bằng cách ấn hai tay xuống và kéo nhanh và nhẹ nhàng để kéo dũa về.

1.4.3. An toàn lao động khi dũa

- Mặc trang phục bảo hộ lao động.

- Bàn ê tô chắc chắn, kẹp vật dũa chặt.

- Không dùng dũa nứt, không có cán.

- Không thổi phoi để tránh phoi bắn vào mắt.

1.4.4. Quy trình dũa

Các bước dũa vật thể được thực hiện như trong Bảng 5.4.

Bảng 5.4. Quy trình dũa

– Cưa và đục là phương pháp gia công thô được sử dụng khi lượng dư gia công lớn.

+ Phương pháp cưa được thực hiện theo quy trình:

 1. Lắp lưỡi cưa vào khung cua;

 2. Lấy dấu trên vật cần cưa;

 3. Kẹp vật cần cưa lên ê tô;

 4. Cưa theo vạch dấu.

+ Phương pháp đục được thực hiện theo quy trình:

 1. Kẹp vật cần đục vào ê tô ;

 2. Neo đục vào vật; 3. Đục theo vị trí đã xác định.

– Dũa là phương pháp gia công phổ biến trong sửa chữa và chế tạo sản phẩm cơ khí. Phương pháp dũa được thực hiện theo quy trình:

 1. Kẹp vật cần dũa vào ê tô;

 2. Dũa phái

 3. Dũa hoàn thiện.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Nêu công dụng của cưa tay?

 

Hướng dẫn giải

Công dụng của cưa tay là

- Cắt kim loại thành từng phần

- Cắt bỏ phần thừa

- Cắt rãnh

 

Ví dụ 2: Đâu là thao tác đúng khi cầm dũa?

A. Tay thuận nắm cán dũa, bốn ngón tay bao quanh phía dưới cán dũa, ngón cái ở phía trên dọc chiều dài cán dũa.

B. Đặt lòng bàn tay không thuận lên đầu mũi dũa, cách đầu mũi dũa 20 - 30 mm

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

 

Hướng dẫn giải

Thao tác đúng khi cầm dũa

- Tay thuận nắm cán dũa, bốn ngón tay bao quanh phía dưới cán dũa, ngón cái ở phía trên dọc chiều dài cán dũa.

- Đặt lòng bàn tay không thuận lên đầu mũi dũa, cách đầu mũi dũa 20 - 30 mm

ADMICRO

Luyện tập Bài 5 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

– Trình bày được một số phương pháp và quy trình gia công cơ khí bằng tay.

– Thực hiện được một số phương pháp gia công vật liệu bằng dụng cụ cầm tay.

3.1. Trắc nghiệm Bài 5 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 5 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 34 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 1 trang 34 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 2 trang 35 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 3 trang 35 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 4 trang 35 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 5 trang 37 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 6 trang 37 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 7 trang 37 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 8 trang 38 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 9 trang 38 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 10 trang 39 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 11 trang 40 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 12 trang 40 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 13 trang 40 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 1 trang 41 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 2 trang 41 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 3 trang 43 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng trang 42 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 5 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF