OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 8 Bài 38: Đồ dùng loại điện quang. Đèn sợi đốt


Năm 1879 nhà bác học Thomas Edison đã phát minh ra đèn sợi đốt, là loại đèn điện đầu tiên ra đời. Đèn sợi đốt đã hoàn thành sứ mang mang ánh đến với nhân loại, nhưng ngày nay đèn sợi đốt không còn được sử dụng phổ biến vì đèn huỳnh quang đã xuất hiện để khắc phục những nhược điểm của đèn sợi đốt.

Vậy những nhược điểm đó là gì? Cấu tạo của đèn sợi đốt ra sao? Nguyên lý làm việc và đặc điểm của đèn sợi đốt là gì? Chúng ta hãy cùng nghiên cứu nội dung bài học mới dưới đây- Bài 38: Đồ dùng loại điện quang. Đèn sợi đốt. Mời các em cùng theo dõi bài học.

 

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phân loại đèn điện

  • Năm 1879, nhà bác học người Mỹ Thomas Edison đã phát minh ra đèn sợi đốt đầu tiên. Năm 1939 đèn huỳnh quang xuất hiện. Từ đó loài người biết dùng các loại đèn điện để chiếu sáng.

  • Đèn điện tiêu thụ điện năng và biến đổi điện năng thành quang năng

Hình ảnh một số loại đèn điện thường dùng

  • Dựa vào nguyên lí làm việc , ta chia đèn điện thành 3 loại :

    • Đèn sợi đốt.

    • Đèn huỳnh quang.

    • Đèn phóng điện (cao áp Hg, cao áp Na,..)

1.2. Đèn sợi đốt

1.2.1. Cấu tạo:

  • Gồm ba bộ phận chính: Bóng thủy tinh, sợi đốt, đuôi đèn.

a. Sợi đốt:

  • Sợi đốt là phần tử quan trọng của bóng đèn, ở đó điện năng được biến đổi thành quang năng.

    • Có dạng lò xo xoắn.

    • Làm bằng vonfram.

    • Biến đổi điện năng thành quang năng.

b. Bóng thủy tinh:

  • Bóng đèn làm bằng thủy tinh chịu nhiệt.

  • Người ta rút hết không khí và bơm khí trơ (khí acgon, khí kripton) vào trong bóng để làm tăng tuổi thọ của sợi đốt.

c. Đuôi đèn:

  • Đuôi đèn làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm và được gắn chặt với bóng thủy tinh. Trên đuôi có hai cực tiếp xúc.

  • Khi sử dụng đuôi đèn được nối với đui đèn phù hợp để nối với mạng điện cung cấp điện cho đèn

  • Có hai kiểu: Đuôi xoáy và đuôi ngạnh. 

 

1.2.2. Nguyên lý làm việc

  • Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc phát sáng.

1.2.3. Đặc điểm của đèn sợi đốt

  • Đèn sợi đốt có 3 đặc điểm chính:

    • Đèn phát sáng liên tục.

    • Hiệu suất phát quang thấp. Khi làm việc, chỉ 4% đến 5% điện năng chuyển thành quang năng, phần còn lại toả nhiệt.

    • Tuổi thọ thấp, chỉ khoảng 1000 giờ.

1.2.4. Số liệu kĩ thuật

  • Điện áp định mức: 127V; 220V.

  • Công suất định mức: 40W; 60W…

1.2.5. Sử dụng

  • Dùng để chiếu sáng trong sinh hoạt.

  • Phải thường xuyên lau chùi bụi bám

  • Hạn chế di chuyển hoặc rung khi đèn đang phát sáng

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1:

Sợi đốt làm bằng chất gì ? Vì sao sợi đốt là phần tử rất quan trọng của điện ? 

Hướng dẫn giải

  • Sợi đốt (còn gọi là dây tóc)

  • Là dây kim loại có dạng lò xo xoắn, thường làm bằng vonfram.

  • Sợi đốt là phần tử rất quan trọng của đèn, ở đó điện năng được biến đổi thành quang năng.

Bài 2:

Phát biểu nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt ?

Hướng dẫn giải

  • Nguyên lý làm việc:

    • Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc phát sáng.

Bài 3:

Nêu các đặc điểm của đèn sợi đốt ? 

Hướng dẫn giải

  • Đặc điểm của đèn sợi đốt:  

    • Không có hiện tượng nhấp nháy.  

    • Không cần mồi phóng điện.  

    • Tuổi thọ thấp ( khoảng 1000h)  

    • Hiệu suất phát quang thấp ( khoảng 5 -> 6 %)  

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 38 Công Nghệ 8 

Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt.
  • Biết được đặc điểm của đèn sợi đốt.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 38 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé! 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 38 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 136 SGK Công nghệ 8

Bài tập 2 trang 136 SGK Công nghệ 8

Bài tập 3 trang 136 SGK Công nghệ 8

4. Hỏi đáp Bài 38 Chương 7 Công Nghệ 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF