Sử dụng điện là rất cần thiết, nhưng nếu không biết cách sử dụng an toàn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Nội dung bài thực hành dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về các biện pháp an toàn khi sử dụng dụng cụ điện. Mời các em cùng theo dõi bài học- Bài 34: Thực hành - Dụng cụ bảo vệ an toàn điện
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện
-
Bảng cấu tạo những dụng cụ bảo vệ an toàn điện:
1.2. Tìm hiểu bút thử điện
-
Bút thử điện là dụng cụ kiểm tra đơn giản nhất mà mỗi gia đình cần có để kiểm tra mạch điện có điện hoặc đồ dùng điện có bị ra điện ra vỏ hay không.
-
Bút thử điện dùng để kiểm tra mạch điện có điện áp dưới 1000V.
1.2.1. Quan sát và mô tả cấu tạo:
-
Quan sát và mô tả bút thử điện khi chưa tháo rời từng bộ phận.
-
Khi tháo cần chú ý: Để thứ tự từng bộ phận để khi lắp vào khỏi thiếu và nhanh chóng và làm đúng quy trình chung, được áp dụng khi tháo lắp một thiết bị hoặc máy bất kì; tay phải khô ráo.
-
Lắp bút thử điện hoàn chỉnh để sử dụng:
-
Trình tự khi lắp ngược lại với trình tự tháo. Chi tiết nào tháo trước thì lắp sau chi tiết nào tháo sau thì lắp trước. Khi lắp phải cẩn thận, chính xác để bút không hỏng.
1.2.2. Nguyên lý làm việc:
-
Khi để tay vào kẹp kim loại và chạm đầu bút vào vật (mang điện).
-
Dòng điện từ vật qua đèn báo, qua cơ thể người xuống đất tạo thành mạch kín, đèn báo sáng.
-
Trong bút thử điện, bóng đèn báo mắc nối tiếp với điện trở có trị số khoảng 1 – 2 triệu ôm nên khi dùng bút thử điện kiểm tra điện áp dưới 500V, dòng điện qua người nhỏ không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
-
Với điện áp dưới 40V thì đèn báo không sáng.
-
Với điện áp 220V, trị số dòng điện qua người là :
\(I = \frac{U}{R} = 220/{10^6} = 0,22mA\)
-
Trị số này an toàn cho người sử dụng.
1.2.3. Sử dụng bút thử điện:
-
Cách sử dụng: Khi thử, tay cầm bút phải chạm vào cái kẹp kim loại ở nắp bút.chạm đầu bút vào chổ thử điện, nếu bóng đèn báo sáng là điểm đó có điện.
1.2.4. Thực hành:
-
Thử rò điện của một số đồ dùng điện.
-
Thử chổ hở cách điện của dây dẫn điện.
-
Xác định dây pha của mạnh điện
Bài tập minh họa
Bài 1:
Mô tả cấu tạo bút thử điện ?
Hướng dẫn giải
-
Cấu tạo bên trong gồm một đầu bút thử điện, một lò xo,kẹp kim loại,nắp bút ,bóng nê-ôn và một điện trở nối tiếp với bóng đèn này.
Bài 2:
Tại sao khi sử dụng bút thử điện ,bắt buộc để tay vào kẹp kim loại ở nắp bút ?
Hướng dẫn giải
-
Khi để tay vào kẹp kim loại và chạm đầu bút thử điện vào vật mang điện, dòng điện đi từ vật mang điện qua đèn báo và cơ thể người rồi xuống đất tạo thành mạch kín, thì đèn sẽ báo sáng giúp ta nhận biết điểm có điện
3. Luyện tập Bài 34 Công Nghệ 8
Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
- Nhận biết được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn trong khi sử dụng và sửa chữa điện.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 34 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. dưới 1000V.
- B. dưới 100V.
- C. Trên 1000V.
- D. Trên 100V.
-
- A. sáng bình thường
- B. không sáng
- C. chợi lóe lên rồi tắt
- D. sáng bùng lên
Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 34 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 121 SGK Công nghệ 8
Bài tập 2 trang 122 SGK Công nghệ 8
Bài tập 1 trang 123 SGK Công nghệ 8
Bài tập 2 trang 123 SGK Công nghệ 8
4. Hỏi đáp Bài 34 Chương 6 Công Nghệ 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!