OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 8 Bài 25: Mối ghép cố định, mối ghép không tháo được


Ở các bài học trước các em đã được tìm hiểu về mối ghép cố định là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

Để tìm hiểu rõ hơn về mối ghép cố định, chúng ta hãy cùng nghiên cứu ở bài học mới - Bài 25: Mối ghép cố định, mối ghép không tháo được

Mời các em cùng theo dõi!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mối ghép cố định

1.1.1. Khái niệm:

  • Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

1.1.2. Phân loại

  • Mối ghép cố định gồm hai loại:

    • Mối ghép tháo được.

    • Mối ghép không tháo được.

1.2. Mối ghép không tháo được

1.2.1. Mối ghép bàng đinh tán:

Là mối ghép không tháo được

a. Cấu tạo mối ghép:

  • Gồm hai chi tiết được ghép và đinh tán (Chi tiết ghép)

    • Chi tiết được ghép thường ở dạng tấm

    • Đinh tán: Là chi tiết hình trụ một đầu có mũ đã được làm sẵn (Hình chỏm cầu  hay hình nón cụt)

b. Đặc điểm và ứng dụng

  • Được dùng khi:

    • Vật liệu ghép không hàn được hoặc khó  hàn

    • Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao ( Như nồi hơi..)

    • Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh

  • Ứng dụng: Được dùng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ gia đình……….

  • Ví dụ: 

1.2.2. Mối ghép bằng hàn

a. Khái niệm:

  • Là mối hàn không tháo được, khi hàn người ta làm nóng chảy cục bộ kim loại tại chỗ tiếp xúc để dính kết các chi tiết lại với nhau, hoặc được kết dình với nhau bằng vật liệu nóng chảy khác như thiếc hàn

  • Tùy theo trạng thái nung nóng kim loại ở chỗ tiếp xúc

    • Hàn nòng chảy: Kim loại ở chỗ tiếp xúc được nung nóng tới trạng thái chảy

    • Hàn áp lực: Kim loại ở chỗ tiếp xúc được nung tới trạng thái dẻo sau đó dùng lực ép chúng kết dính lạ với nhau

    • Hàn thiếc (Hàn mềm): Chi tiết được hàn ở thể rắn, thiếc hàn được nung nòng chảy làm dính kết kim loại với nhau

  • Các phương pháp hàn:

b. Đặc điểm và ứng dụng:

  • So với mối ghép bằng đinh tán thì mối ghép hàn được hình thành trong thời gian ngắn hơn, tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành (vì thời gian chuẩn bị ít) nhưng có nhược điểm là dễ bị nứt, giòn và chịu lực kém

  • Ứng dụng: Tạo ra các loại khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và ứng dụng trong công nghiệp điện tử

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1:

Thế nào là mối ghép cố định ? chúng gồm mấy loại ? nêu sự khác biệt cơ bản của các loại mối ghép đó ? 

Hướng dẫn giải

  • Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

  • Có hai loại : Mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.

  • Khác biệt:

    • Trong mối ghép không tháo được muốn tháo rời các chi tiết được ghép buộc phải phá hỏng một thành phần nào đó của mối ghép, chi tiết không còn nguyên vẹn như trước khi lắp.

    • Trong mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi lắp.

Bài 2:

Mối ghép bằng đính tán và hàn được hình thành như thế nào? Nêu ứng dụng của chúng ? 

Hướng dẫn giải

  • Mối ghép bằng đinh tán 

    • Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ (hình chỏm cầu hoặc hình nón cụt) được làm bằng kim loại dẻo như nhôm, thép cacbon thấp. Khi ghép thân đinh tán được luồn qua lỗ của các chi tiết được ghép, sau đó dùng búa tán đầu còn lại thành mũ.

    • Mối ghép bằng đinh tán thường dùng khi:

      • Vật liệu tấm ghép không được hàn hoặc khó hàn.

      • Mối ghép phải chụi được nhiệt độ cao (như nồi hơi.)

      • Mối ghép phải chịu được lực lớn và chấn động mạnh..

    • Mối ghép bằng đinh tán được ứng dụng trong kết cấu cầu, giàn cần trục ,các dụng cụ sinh hoạt gia đình..

  • Mối ghép bằng  hàn

    • Hàn nóng chảy:

      • Hàn điện tiếp xúc (hàn áp lực):Kim loại ở chỗ tiếp xúc được nung tới trạng thái dẻo ,sau đó dùng lực ép chúng dính lại với nhau.

    • Hàn thiếc (hàn mềm):

      • Chi tiết được hàn ở thể rắn, thiếc hàn được nung nóng chảy làm dính kết kim loại với nhau.

    • Ngoài việc sử dụng phương pháp hàn thiếc trong các vi mạch điện tử, người ta còn sử dụng phương pháp này để cố định giá đỡ dây tóc với đuôi đèn.

    • Đặc điểm và ứng dụng:

      • So với mối ghép bằng đinh tán, mối ghép bằng hàn được hình thành trong thời gian rất ngắn ,tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành (vì thời gian chuẩn bị ít hơn), nhưng mối hàn dễ bị nứt và giòn, chịu lực kém.

      • Mối ghép hàn thường dùng để tạo các khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và được ứng dụng trong công nghiệp điện tử..

Bài 3:

Tại sao người ta không dùng hàn thiếc quai vào nồi nhôm mà phải đinh tán ? 

Hướng dẫn giải

  • Bởi vì không thể hàn nhôm được bởi vì chất nhôm sẽ bị chảy ra rất mau khi gặp độ nóng hơn nữa rất tốn kém khi phải sử dụng hợp chất hóa học rất nguy hiểm tới sức khỏe.

  • Tại các nước văn minh người ta dùng keo dán kim loại để dán nhôm, tại Việt Nam vì kinh tế còn khó khăn và giá thành các thành phẩm này quá cao nên phải dùng đinh nhôm để tán quai và nồi nhôm ...

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 25 Công Nghệ 8

Sau khi học xong bài 25 môn Công nghệ 8, các em cần nắm các nội dung trọng tâm:

  • Trình bày được khái niệm, đặc điểm ứng dụng của mối  ghép cố định.

  • Mô tả được cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của mối ghép không tháo được: mối ghép bàng hàn, mối ghép bằng đinh tán.

  • Nhận dạng được các mối ghép ren, mối ghép bằng đinh tán, mối ghép bằng hàn trong thực tế kỹ thuật và đời sống.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 25 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Kim loại ở chỗ tiếp xúc được nung nóng tới trạng thái chảy
    • B. Kim loại ở chỗ tiếp xúc được nung tới trạng thái dẻo sau đó dùng lực ép chúng kết dính lạ với nhau
    • C. Chi tiết được hàn ở thể rắn, thiếc hàn được nung nòng chảy làm dính kết kim loại với nhau
    • D. Tất cả đều đúng
    • A. Thiếc hàn được nung nòng chảy làm dính kết kim loại với nhau
    • B. Kim loại ở chỗ tiếp xúc được nung tới trạng thái dẻo
    • C. Kim loại ở chỗ tiếp xúc được nung nóng tới trạng thái chảy
    • D. Tất cả đều sai

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 25 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 89 SGK Công nghệ 8

Bài tập 2 trang 89 SGK Công nghệ 8

Bài tập 3 trang 89 SGK Công nghệ 8

4. Hỏi đáp Bài 25 Chương 4 Công Nghệ 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF