OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 8 CTST Bài 14: Quy trình thiết kế kĩ thuật


Nội dung của Bài 14: Quy trình thiết kế kĩ thuật nhằm giúp các em nắm được các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết bài học!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quy trình thiết kế kĩ thuật 

- Thiết kế kĩ thuật là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế.

- Quá trình này thường được thực hiện theo các bước như sau:

Hình 14.1. Quy trình thiết kế kĩ thuật

1.1.1. Bước 1. Hình thành ý tưởng thiết kế

Các công việc trong bước hình thành ý tưởng thiết kế bao gồm:

- Nghiên cứu sự cần thiết của sản phẩm.

- Xác định các yêu cầu, mục tiêu cần đạt về công dụng của sản phẩm.

- Xác định đối tượng sử dụng sản phẩm và điều kiện sử dụng sản phẩm.

1.1.2. Bước 2. Tiến hành thiết kế

Các công việc trong bước tiến hành thiết kế bao gồm:

- Thu thập các thông tin liên quan đến sản phẩm.

- Đề xuất phương án thiết kế về kiểu dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu của sản phẩm.

- Lập bản vẽ kĩ thuật của sản phẩm.

1.1.3. Bước 3. Đánh giá phương án thiết kế

Các công việc trong bước đánh giá phương án thiết kế bao gồm:

- Làm mô hình hoặc chế tạo thử nghiệm dựa trên bản vẽ kĩ thuật.

- Vận hành thử nghiệm mô hình sản phẩm để xác định sự phù hợp với các yêu cầu đã đặt ra và tìm những chi tiết, bộ phận cần thay đổi, cải tiến.

- Hoàn thiện phương án thiết kế.

1.1.4. Bước 4. Lập hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm

Hoàn thiện hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm bao gồm các tài liệu:

- Bản vẽ chi tiết.

- Bản vẽ lắp.

- Hướng dẫn lắp đặt, sử dụng,...

1.2. Thiết kế đựng đồ dùng học tập

Kệ đựng đồ dùng học tập giúp học sinh cất giữ các đồ dùng học tập dễ dàng. Nó thường được làm từ nhựa, gỗ,… Tuy nhiên, em có thể thiết kế một kệ đựng đồ dùng học tập từ những vật liệu đơn giản như bìa cứng, mảnh gỗ, tôn,...

Hình 14.2. Một số dạng kệ đựng đồ dùng học tập minh họa

1.2.1. Dụng cụ, vật liệu

- Các đồ dùng học tập bao gồm giấy, bút chì, bút mực, thước thẳng, êke, thước đo độ, tẩy, kéo cắt giấy,...

- Hình ảnh các dạng kệ đựng đồ dùng học tập.

- Vật liệu chế tạo mô hình bao gồm bìa giấy cứng có kích thước khoảng 510 mm × 160 mm và keo dán.

1.2.2. Nội dung

- Thiết kế một kệ đựng đồ dùng học tập đặt trên bàn học.

- Thực hiện mô hình kệ đựng đồ dùng học tập theo thiết kế.

- Lập bản vẽ phác thảo của sản phẩm đã thiết kế.

1.2.3. Yêu cầu kĩ thuật

- Kệ có đủ ngăn chứa đựng các đồ dùng học tập thông thường như: bút, viết, thước, compa, máy tính cầm tay, dụng cụ bấm giấy, kim ghim,...

- Kích thước của kệ (mô hình) cân đối với bàn học.

- Bản vẽ phác thảo được hình dạng, các bộ phận chính và kích thước của kệ.

1.2.4. Quy trình thiết kế

Quy trình thiết kế kệ đựng đồ dùng học tập gồm các bước như trong Bảng dưới đây.

Bảng. Quy trình thiết kế kệ đựng đồ dùng học tập

- Thiết kế kĩ thuật là quá trình xây dựng các bản vẽ thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kĩ thuật và vật liệu tạo nên sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn được áp dụng.

- Quy trình thiết kế kĩ thuật bao gồm các bước sau:

+ Bước 1. Hình thành ý tưởng thiết kế.

+ Bước 2. Tiến hành thiết kế.

+ Bước 3. Đánh giá phương án thiết kế.

+ Bước 4. Lập hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Có mấy bước trong quy trình thiết kế kĩ thuật?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

 

Hướng dẫn giải

Có 4 bước trong quy trình thiết kế kĩ thuật

Đáp án B

 

Ví dụ 2: Đâu là công việc cần làm trong bước đánh giá phương án thiết kế?

A. Dựa vào bản vẽ kĩ thuật để làm mô hình hoặc chế tạo thử nghiệm

B. Vận hành thử nghiệm mô hình sản phẩm để đánh giá, xác định những chi tiết cần thay đổi, cải tiến

C. Hoàn thiện phương án thiết kế

D. Cả 3 đáp án trên

 

Hướng dẫn giải

Công việc cần làm trong bước đánh giá phương án thiết kế là:

+ Dựa vào bản vẽ kĩ thuật để làm mô hình hoặc chế tạo thử nghiệm

+ Vận hành thử nghiệm mô hình sản phẩm để đánh giá, xác định những chi tiết cần thay đổi, cải tiến

+ Hoàn thiện phương án thiết kế

Đáp án D

ADMICRO

Luyện tập Bài 14 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

– Mô tả được các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật.

– Thiết kế được sản phẩm đơn giản theo gợi ý, hướng dẫn

3.1. Trắc nghiệm Bài 14 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 14 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 93 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 1 trang 93 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 2 trang 94 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Khám phá 3 trang 94 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập trang 97 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng 1 trang 97 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng 2 trang 97 SGK Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 14 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF