OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 10 Cánh diều Bài 7: Đánh giá công nghệ


Bài giảng Đánh giá công nghệ môn Công nghệ lớp 10 chương trình Cánh diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức về Đánh giá công nghệ... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các tiêu chí cơ bản trong đánh giá công nghệ

Mục đích của việc đánh giá công nghệ là lựa chọn công nghệ, điều chỉnh và kiểm soát công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ Thường đánh giá công nghệ dựa trên bốn tiêu chỉ cơ bản sau đây:

Tiêu chí 1 – Hiệu quả

Đây là tiêu chỉ quan trọng nhất, vÌ nó đảm bảo công nghệ lựa chọn đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng công nghệ Công nghệ càng tiên tiến, năng suất và chất lượng sản phẩm càng cao

Ví dụ: Công nghệ dệt thủ công thì năng suất thấp, chất lượng không đồng đều, giá thành cao và phụ thuộc vào tay nghề người dệt nên hiệu quả không cao. Ngược lại, công nghệ dệt bằng máy cho năng suất cao, chất lượng đồng đều cho hiệu quả cao hơn

Tiêu chí 2 – Độ tin cậy

Tiêu chí này thể hiện qua chất lượng của công nghệ. Công nghệ đảm bảo được chất lượng sản phẩm ổn định như thiết kế đặt ra, ít gây ra trục trặc hay sự cổ trong quá trình vận hành và sử dụng.

Ví dụ: Máy tiện CNC cho độ tin cậy cao hơn máy tiện vạn năng. Máy tiện vạn năng thì chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và tay nghề của người thợ. Ngược lại, trên máy tiện CNC, người vận hành cẩn được đào tạo về mặt chuyên môn, nhưng vận hành và sử dụng đơn giản

Tiêu chí 3 – Tính kinh tế

Tiêu chí này liên quan đến giá thành của công nghệ như chi phÍ đầu tư ban đầu, chÍ phi vận hành, bảo dưỡng hệ thống, tuổi đời công nghệ. Khi quyết định lựa chọn một công nghệ nào đó cần phải tính đến hiệu quả kinh tế và thời gian thu hồi vốn.

Ví dụ: Công nghệ sản xuất ô tô trên dây chuyỀn sản xuất tự động mặc dù chi phí ban đầu cao nhưng cho sản lượng lớn, chất lượng tốt nên thời gian thu hồi vốn ngắn mang lại hiệu quả kinh tế.

Tiêu chí 4 – Môi trường

Mỗi công nghệ sản xuất ít nhiều đều ảnh hưởng tới môi trường. Tiêu chí môi trường cho biết mức độ ảnh hưởng của công nghệ mới đến môi trường sống và biện pháp xử li chất thải.

Ví dụ: Khi đánh giá công nghệ sản xuất giấy, mia dường, xi măng.... cần xét tới khâu xử li chất thải ra môi trường. Nếu công nghệ nào xử lí chất thải kém, gây ô nhiễm môi trưởng (hinh 7.1) thì sẽ không chọn

Hình 7.1. Công nghệ gây ô nhiễm môi trường

Các tiêu chí đánh giá công nghệ: hiệu quả, độ tin cậy, kinh tế, môi trường. 

1.2. Tiêu chí đánh giá sản phẩm

- Mục đích của việc đánh giá sản phẩm công nghệ nhằm lựa chọn sản phẩm công nghệ phù hợp

- Để đánh giá một sản phẩm công nghệ cần dựa vào 6 tiêu chỉ sau đây (ví dụ đánh giá chiếc xe đạp ở hình 7.2):

Tiêu chí 1 – Tính năng sử dụng: Những chức năng mà sản phẩm thực hiện được.

Ví dụ: Tính năng sử dụng: xe đạp sử dụng thuận tiện, di được trên các loại đường khác nhau, dùng cho một người đi, trọng lượng xe nhẹ.

Tiêu chí 2 – Độ bền: Tiêu chí này được thể hiện qua các thông số như chất lượng, độ tin cậy, ổn định, tuổi thọ và mức tiêu hao năng lượng của sản phẩm.

Ví dụ: Độ bền: xe đạp chắc chắn, đi êm và nhẹ, quả trình sử dụng ít gặp trục trặc.

Hình 7.2. Xe đạp

Tiêu chí 3 – Thẩm mĩ: Sản phẩm ngoài vấn đề đáp ứng tính năng sử dụng, độ bền còn phải đáp ứng yêu cầu về kiểu dàng và màu sắc hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Ví dụ: Thẩm mĩ xe đạp có kiểu dáng, màu sơn của khung xe, lốp xe đẹp.

Tiêu chí 4 – Giá thành: Tiêu chỉ này được thể hiện sản phẩm có cùng tính năng sử dụng nhưng giá thành thấp hơn.

Ví dụ: Giả thành xe đạp có giá phù hợp

Tiêu chí 5 – Môi trường: Sản phẩm có gây tác hại như tiếng òn, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất đai hay ô nhiễm không khí hay không. Ngoài ra, sản phẩm công nghệ có gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người sử dụng hay không. Ví dụ: Tác động tới môi trường xe đạp không gây ảnh hưởng tới môi trường, an toàn đối với con người.

Tiêu chỉ 6 – Dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc khách hàng: Khả năng sẵn sàng bảo trì, sửa chữa, thay thế và làm hài lòng khách hàng.

Ví dụ: Dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc khách hàng: xe có thời gian bảo hành 2 năm, dịch vụ sửa chữa, thay thế phụ tùng của xe thuận tiện.

Các tiêu chỉ đánh giá sản phẩm công nghệ tính năng sử dụng, độ bền, thẩm mỹ; giá thành môi trường; dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc khách hàng
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1.

Khi cần mua một chiếc xe đạp, em sẽ lựa chọn dựa trên tiêu chí nào?

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung kiến thức mục II. Tiêu chí đánh giá sản phẩm

Lời giải chi tiết:

Khi cần mua một chiếc xe đạp, em sẽ lựa chọn dựa trên chất lượng sản phẩm, tính năng, thẩm mĩ - kiểu dáng, hiệu quả sử dụng và giá thành để phù hợp điều kiện kinh tế của bản thân.

Bài 2.

Hãy nêu ví dụ về công nghệ đáp ứng tiêu chí hiệu quả, tiêu chí độ tin cậy

Phương pháp giải:

+ Công nghệ dệt thủ công thì năng suất thấp, chất lượng không đồng đều, giá thành cao và phụ thuộc vào tay nghề người dệt nên hiệu quả không cao. Ngược lại, công nghệ dệt bằng máy cho năng suất cao, chất lượng đồng đều, cho hiệu quả cao.

+ Máy tiện CNC cho độ tin cậy cao hơn máy tiện vạn năng. Máy tiện vạn năng thì chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và tay nghề của người thợ. Ngược lại, trên máy tiện CNC, người vận hành cần được đào tạo về mặt chuyên môn, nhưng vận hành và sử dụng đơn giản.

Lời giải chi tiết:

- Ví dụ về công nghệ đáp ứng tiêu chí hiệu quả:

Công nghệ dệt thủ công cho năng suất thấp, chất lượng không đồng đều, giá thành cao và phụ thuộc vào tay nghề người dệt nên hiệu quả không cao. Ngược lại, công nghệ dệt bằng máy cho năng suất cao, chất lượng đồng đều, cho hiệu quả cao.

- Ví dụ về công nghệ đáp ứng tiêu chí độ tin cậy:

Máy tiện CNC cho độ tin cậy cao hơn máy tiện vạn năng. Máy tiện vạn năng cho chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và tay nghề của người thợ. Ngược lại, trên máy tiện CNC, người vận hành cần được đào tạo về mặt chuyên môn, nhưng vận hành và sử dụng đơn giản.

ADMICRO

Luyện tập Bài 7 Công nghệ 10 CD

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Giải thích được các tiêu chí cơ bản trong đánh giá công nghệ.

- Đánh giá được một số sản phẩm công nghệ phổ biến.

3.1. Trắc nghiệm Bài 7 Công nghệ 10 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Cánh diều Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 7 Công Nghệ 10 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Cánh diều Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 36 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 36 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 36 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 37 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 37 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 37 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 4 trang 37 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 37 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 39 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 39 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 39 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 39 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 39 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 7 Công nghệ 10 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF