OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 28: Thực hành: Sử dụng rơm, rạ để trồng nấm rơm


Qua nội dung bài giảng Thực hành: Sử dụng rơm, rạ để trồng nấm rơm môn Công nghệ lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về: Sử dụng rơm, rạ để trồng nấm rơm... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

a. Dụng cụ

Bạt phủ không thấm nước.

 

b. Nguyên vật liệu

- Giống nắm.

- Rơm, rạ khô hoặc tươi.

- Vôi tươi

- Nước sạch.

 

1.2. Các bước thực hành

Bước 1: Xử lí nguyên liệu

Rơm, ra được được ngâm trong nước vôi (0,3 kg vôi hoà với 100 lit nước) khoảng 20 – 30 phút (Hình 28.1), sau đó vớt ra, để ráo nước rồi vun đồng để ủ. Phủ bạt lên trên, khoảng 2 – 3 ngày đảo một lần. Thời gian ủ kéo dài khoảng 4 – 6 ngày.

Hình 28.1. Xử lí rơm, rạ bằng nước vôi 

Bước 2: Đóng mô và cấy giống

Đặt khuôn (có thể vun thành luống không dùng khuôn) sao cho thuận lợi khi đi lại, chăm sóc nắm và tiết kiệm diện tích. Chiều ngang mặt mô khoảng 0,3 – 0,4 m, chiều cao khoảng 0,35 – 0,4 m. Trải một lớp rơm, rạ vào khuôn dày từ 10 cm đến 12 cm. Cấy một lớp giống viền xung quanh cách mép khuôn từ 4 cm đến 5 cm. Tiếp tục làm như vậy đủ ba lớp. Lớp trên cùng (lớp thứ tư) trải rộng đều khắp trên bề mặt (Hình 28.2).

Hình 28.2. Đóng mô và cây giống

Bước 3: Chăm sóc mô nấm đã cây giống

Sau khoảng 3 – 5 ngày đầu không cần tưới nước. Những ngày tiếp theo nếu thấy rơm, rạ trên bề mặt mô nắm bị khô thì cần phun nhẹ nước trực tiếp xung quanh. Đến ngày thứ bảy hoặc thứ tám bắt đầu xuất hiện nấm con (giai đoạn ra quả), cần tưới nước từ 2 đến 3 lần một ngày (Hình 28.3). Chỉ cần tưới đủ ẩm, nếu tưới quá nhiều nắm dễ bị thối chân và chết.

Bước 4: Thu hoạch nấm

Hình 28.3. Chăm sóc mô nấm

Hái khi nấm còn ở giai đoạn hình trứng (trước khi nấm nở dù) là tốt nhất để đảm bảo chất lượng và năng suất cao (Hình 28.4). Trường hợp nấm mọc tập trung thành cụm, có thể tách những cây lớn hái trước, nếu không tách thi hái cả cụm.

Khi thu hái hết nấm đợt một cần nhặt sạch tất cả các "gốc nấm" và "cây nấm nhỏ" còn sót lại. Dùng bạt phủ lại cho đến khi nấm ra đợt mới thi dỡ bạt. Ngừng tưới nước khoảng 3 – 4 ngày, sau đó tưới trở lại như ban đầu để thu tiếp đợt hai.

Hình 28.4. Nấm rơm đạt tiêu chuẩn thu hoạch

 

1.3. Thực hành

Học sinh thực hành theo nhóm, mỗi nhóm không qua 5 học sinh. – Thực hành trồng nấm theo các bước của quy trình thực hành và dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập minh họa

Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

Bảng 28.1. Kết quả đánh giá thực hành trồng nấm rơm

 

Phương pháp giải:

Học sinh tiến hành thí nghiệm và thực hiện ghi chép, quan sát để hoàn thành kết quả thực hành.

 

Lời giải chi tiết:

 

ADMICRO

Luyện tập Bài 28 Công nghệ 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Thực hiện được một số công việc trong quy trình trồng nấm rơm.

- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

3.1. Trắc nghiệm Bài 28 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 28 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 28 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Kết quả thực hành trang 141 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 28 Công nghệ 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF