OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 2: Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt


Qua nội dung bài giảng Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt môn Công nghệ lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bộ môn Công nghệ như: Các yếu tố có vai trò chính đối với ngành trồng trọt,... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Phân loại cây trồng

a. Phân loại theo nguồn gốc

- Dựa vào nguồn gốc, cây trồng có thể được chia làm ba nhóm là nhóm cây ôn đới, nhóm cây nhiệt đới và nhóm cây á nhiệt đới.

 

b. Phân loại theo đặc tính sinh vật học

- Dựa vào đặc tính sinh vật học, cây trồng có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau như cây hằng năm và cây lâu năm.

 

c. Phân loại theo mục đích sử dụng

- Dựa vào mục đích sử dụng, cây trồng có thể chia thành rất nhiều loại như cây lương thực, cây ăn quả, cây rau, cây dược liệu, cây lấy gỗ, cây hoa,...

 

2. Một số yếu tố chính trong trồng trọt

a. Giống cây trồng

- Giống quy định năng suất, phẩm chất của nông sản, khả năng chống chịu sâu, bệnh và các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh (Hinh 2.1).

Hình 2.1. Giống lúa không bệnh bạc là (a) và giống lúa không kháng bệnh bạc lá (b)

 

b. Ánh sáng

- Nhờ có năng lượng của ánh sáng, cây trồng mới thực hiện được quá trình quang hợp để tạo ra chất hữu cơ, giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.

Hình 2.2. Cây đủ ánh sáng (a) và cây bị thiếu ánh sáng (b)

 

c. Nhiệt độ

- Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình hô hấp, quang hợp, thoát hơi nước, hấp thu nước và dinh dưỡng của cây trồng. Do đó, nhiệt độ có ảnh hưởng đến sinh trưởng. phát triển của cây trồng, năng suất và chất lượng của nông sản. Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của phần lớn cây trong là từ 15 °C đến 40 °C. Tuy nhiên, mỗi loại cây trồng thích hợp với nhiệt độ khác nhau, thậm chí cùng một loại cây trồng nhưng ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau lại cần nhiệt độ môi trường khác nhau. Vì vậy, trong trồng trọt, cần tìm hiểu kĩ về yêu cầu nhiệt độ của từng đối tượng cây trồng để bỏ tri thời vụ, vùng miền thích hợp, giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt.

 

d. Nước và độ ẩm

Nước trực tiếp tham gia vào quá trình quang hợp, là mỗi trường hoà tan muối khoảng và chất dinh dưỡng trong đất để cung cấp cho cây. Nước còn giữ vai trò điều hoà nhiệt độ cho cây thông qua việc thoát hơi nước.

Độ ẩm đất quá thấp hoặc quá cao sẽ ức chế hoạt động của các vi sinh vật đất, hoạt động phân giải, quá trình chuyển hoá chất dinh dưỡng trong cây.

Hình 2.3. a) Cây bị chết do ngập úng; b) Cây bị chết do hạn hán

 

e. Đất trồng

- Đất trồng có vai trò dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây; giúp cho cây đứng vững. Mỗi loại cây trồng phù hợp một hoặc một vài loại đất nhất định.

 

f. Dinh dưỡng

- Cây trồng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất.

- Mỗi loại cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.

 

g. Kĩ thuật canh tác

- Kĩ thuật canh tác là một chuỗi các tác động của con người trong quy trình trồng trọt như làm đất, bón phân, luân canh cây trồng, bố trí thời vụ, mật độ gieo trồng,... nhằm mục đích tạo ra điều kiện sinh thái thuận lợi giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đồng thời ngăn ngừa sự phát sinh, lây lan mầm bệnh của dịch hại. 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1

Các nhóm cây trồng phổ biến được phân loại như thế nào? Những yếu tố chính trong trồng trọt là gì? Chúng có mối liên hệ như thế nào đối với cây trồng?

Hướng dẫn giải:

Có 3 cách phân loại thường gặp:

  • Phân loại theo nguồn gốc
  • Phân loại theo đặc tính sinh vật học
  • Phân loại theo mục đích sử dụng

Những yếu tố chính trong trồng trọt là: Giống cây trồng, ánh sáng, nhiêt độ, nước và độ ẩm, đất trồng, dinh dưỡng, kĩ thuật canh tác.

Chúng có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho sự phát triển của cây trồng.

Bài 2.

Em hãy cho biết có những yếu tố nào tác động tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, xác định mối quan hệ giữa cây trồng với các yếu tố đó?

Hướng dẫn giải:

- Những yếu tố nào tác động tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đất trồng, dinh dưỡng, kĩ thuật canh tác.

- Mối quan hệ của những yếu tố đó đến môi trường là:

Ánh sáng: Nhờ có năng lượng của ánh sáng, cây thực hiện được quá trình quang hợp để tạo ra chất hữu cơ, giúp cây sinh trưởng, phát triển.

Các loại cây trồng khác nhau sẽ có nhu cầu ánh sáng khác nhau.

Nhiệt độ: 

Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng (quá trình hô hấp, quang hợp, thoát hơi nước, hấp thu nước và dinh dưỡng của cây trồng), năng suất và chất lượng nông sản.

Mỗi loại cây trồng thích hợp với nhiệt độ khác nhau, thậm chí cùng một loại cây trồng nhưng ở mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau lại cần nhiệt độ môi trường khác nhau.

Độ ẩm:

Độ ẩm quá cao hoặc quá thấp sẽ ức chế hoạt động của các sinh vật đất, các chất hữu cơ trong đất không được phân giải, quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng cho cây bị ngưng trệ khiến cây trồng bị thiếu dinh dưỡng.
Cây trồng thừa hoặc thiếu nước lâu ngày có thể bị chết.

Đất trồng:

Có vai trò dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây; giúp cho cây đứng vững.
Mỗi loại cây trồng phù hợp với một hoặc một vài loại đất nhất định.

Dinh dưỡng:

Thiếu dinh dưỡng cây trồng sẽ bị còi cọc, chậm lớn, giảm năng suất, tạo ra nông sản kém chất lượng.
Thừa dinh dưỡng có thể làm rối loạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, gây ngộ độc cho cây.

Kĩ thuật canh tác: 

Nhằm mục đích tạo ra điều kiện hệ sinh thái thuận lợi giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, ngăn ngừa sự phát sinh, lây lan mầm bệnh của dịch hại.
Mỗi loại có nhu cầu khác nhau về điều kiện sinh thái.

ADMICRO

Luyện tập Bài 2 Công nghệ 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Phân loại được các nhóm cây trồng phổ biến theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật học và mục đích sử dụng.

- Phân tích được mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt.

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

3.1. Trắc nghiệm Bài 2 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 2 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 14 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 1 trang 15 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 2 trang 15 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 3 trang 15 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 16 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 16 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 17 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 17 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 17 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 17 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 2 Công nghệ 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF