OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 10 Cánh diều Bài 16: Bản vẽ xây dựng


Bài giảng Bản vẽ xây dựng môn Công nghệ lớp 10 chương trình Cánh diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức về Bản vẽ xây dựng... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm

- Bản vẽ xây dựng là bản vẽ về các công trình xây dựng như: nhà ở, khu công nghiệp, sân bay, cầu đường....

Hình 16.1. Bản vẽ trong xây dựng

- Căn cứ vào các bản vẽ để có thể xây dựng các công trình đúng như thiết kể.

- Bản vẽ nhà là một trong những bản vẽ xây dựng thường gặp nhất trong đời sống của chúng ta.

- Bản vẽ nhà là bản vẽ thể hiện cấu tạo, hình dáng, kích thước của ngôi nhà. Bản vẽ nhà gồm các bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt và các số liệu kĩ thuật kèm theo. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm hình chiếu phổi cảnh để biểu diễn ngôi nhà cùng vị trí của nó trên mặt bằng xây dựng.

1.2. Các quy ước vẽ bản vẽ xây dựng

Quy ước về các nét vẽ, khung tên, ghi kích thước, tỉ lệ trên bản vẽ xây dựng theo các tiêu chuẩn về vẽ kĩ thuật

Ngoài ra, trên bản vẽ xây dựng còn có một số kí hiệu quy ước riêng như sau

a. Một số kỉ hiệu quy ước trên bản vẽ mặt bằng tổng thể

Bảng 16.1. Một số kí hiệu quy ước trên bản vẽ mặt bằng tổng thể (TCVN 4607-2012)

b. Một số kí hiệu quy ước trên bản vẽ nhà

Bảng 16.2. Ki hiệu quy ước trên bản vẽ nhà

Bảng 16.3. Một số kí hiệu vật liệu trên bản vẽ xây dựng (TCVN 7:1993)

1.3. Các hình biểu diễn trên bản vẽ xây dựng

Trong hồ sơ bản vẽ xây dựng ở giai đoạn thiết kế sơ bộ, cụ thể hơn là hổ sơ của một bản vẽ nhà thường có các bản vẽ sau

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể

- Bản vẽ mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt của ngôi nhà.

- Bản vẽ chi tiết kết cấu của ngôi nhà.

a. Bản vẽ mặt bằng tổng thể

Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng. Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện

- Kích thước của khu đất, kích thước của ngôi nhà sắp được xây dựng,

- Vị trí, hưởng của ngôi nhà trên khu đất đó.

- Kiến trúc xung quanh ngôi nhà như cổng ra vào, sân vườn, tường rào, hiện có hoặc dự định xây dựng.

- Các công trình có sẵn bên ngoài khu đất như nhà, đường đi, sông hồ,...

Mặt bằng tổng thể thưởng được vẽ với tỉ lệ: 1/200, 1/500, 1/1000

Hình 16.2. Bản vẽ mặt bằng tổng thể

b. Bản vẽ các hình chiếu của ngôi nhà

Hình 16.3. Bản vẽ các hình chiếu của ngôi nhà

Mặt đứng

- Mặt đứng là hình chiếu đứng biểu diễn mặt ngoài của ngôi nhà, thưởng là hình chiếu mặt trước.

- Bản vẽ mặt đúng cho thấy vẻ đẹp kiến trúc cũng như các kết cấu chỉnh của ngôi nhà. Trên bản vẽ mặt đứng có thể không ghi kích thước hoặc chỉ ghi các kích thước chiều cao của mỗi tầng, chiều cao mãi, chiều rộng ngôi nhà.

Mặt cắt

- Mặt cắt là hình cắt của ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt (thường đi qua cầu thang hay ô trống) song song với mặt phẳng chiếu đứng hay mặt phẳng chiếu cạnh Trên bản vẽ mặt cắt ta đọc được các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao, cụ thể chiều cao của từng tầng, chiều cao của mái nhà, chiều cao cửa đi, cửa sổ, cầu thang

Mặt bằng

- Mặt bằng là hình cắt bằng của các tầng với mặt phẳng cắt nằm ngang cách sản khoảng 1,5 m nhằm thể hiện vị trí của đi, cửa sổ, tường bao, tường ngăn, vị trí bản ghế, giường tủ trên từng tầng

- Mỗi một tầng được thể hiện bằng một bản vẽ mặt bằng riêng Trên mặt bằng thể hiện kích thước dài, rộng của ngôi nhà cũng như của từng phòng, các kích thước theo chiều rộng của của đi, cửa sổ,...

1.4. Lập bản vẽ xây dựng đơn giản

Căn cứ vào kích thước mặt bằng xây dựng, số phòng công năng dự kiến, các bước vẽ mặt bằng nhà thực hiện như sau:

Bước 1: Chọn tỉ lệ vẽ phù hợp. Tỉ lệ vẽ phụ thuộc vào kích thước mặt bằng cần vẽ so với khổ giấy

Bước 2: Vẽ các trục tâm của tường bao, tường ngăn Các đường trục này xác định kích thước dài, rộng của từng phòng. Chú ý vị trí phòng khách cần được bố trí hợp lí nhất.

Hình 16.4. Các bước vẽ mặt bằng một ngôi nhà

Bước 3: Vẽ tường bao (dày 0,22 m), tường ngăn (dày 0,11 m), đặt tên các phòng.

Bước 4: Vẽ cửa chính, cửa các phòng (chiều rộng thông thường: 1,46 – 4,8 m), cửa sổ (thưởng từ 1,4 – 2,2 m). Chú ý chọn kích thước của hợp lí cho từng loại phòng. Bố trí các vật dụng thiết yếu cho tổng phỏng (giường, tủ, bàn ghế).

Căn cứ vào bản vẽ xây dựng có thể hình dung một cách khái quát về công trình xây dựng trên thực tế. Bản vẽ xây dựng là cơ sở pháp lí để kí kết, xây dựng hoặc sửa chữa công trình xây dựng.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1.

Quan sát hình 16.1 và cho biết bản vẽ xây dựng đóng vai trò gì trong quá trình xây dựng một ngôi nhà.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 16.1 Kết hợp nội dung kiến thức bài học

Hình 16.1. Bản vẽ trong xây dựng

Lời giải chi tiết:

Vai trò của bản vẽ xây dựng trong quá trình xây dựng một ngôi nhà:

- Biểu diễn các thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu

- Tránh những sai sót không mong muốn trong khi xây dựng

- Dựa vào bản vẽ xây dựng ngôi nhà, nhà thầu sẽ lập kế hoạch thi công và gia chủ có thể kiếm soát được tiến độ công trình chính xác.

- Bản vẽ cũng là cơ sở để nhà thầu cũng như gia chủ có thể ước tính chi phí, ngân sách phù hợp, hạn chế chi phí phát sinh.

Bài 2.

Hãy cho biết diện tích các phòng ở hình 16.4d

Phương pháp giải:

Quan sát hình 16.4 Kết hợp nội dung kiến thức bài học

Hình 16.4. Các bước vẽ mặt bằng một ngôi nhà

Lời giải chi tiết:

Diện tích các phòng ở hình 16.4d:

+ Diện tích phòng khách: 5000 x 3900  = 19500 mm2

+ Diện tích 2 phòng ngủ: 3900 x 3500 x 2= 27300 mm2

+ Diện tích phóng WC là: 3100 x 1500 = 4650 mm2

+ Diện tích phòng ăn + bếp là: 3900 x 3500 = 13650 mm2

ADMICRO

Luyện tập Bài 16 Công nghệ 10 CD

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Đọc và nắm được nội dung thông tin trên bản vẽ xây dựng

- Trình bày được các bước lập bản vẽ xây dựng.

- Lập được bản vẽ xây dựng đơn giản.

3.1. Trắc nghiệm Bài 16 Công nghệ 10 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Cánh diều Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 16 Công Nghệ 10 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Cánh diều Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 75 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng trang 75 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng trang 76 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng trang 77 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 79 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 79 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 79 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 80 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 80 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 81 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 81 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 16 Công nghệ 10 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF