OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 10 Cánh diều Bài 10: Mặt cắt và hình cắt


Bài giảng Mặt cắt và hình cắt môn Công nghệ lớp 10 chương trình Cánh diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức về Mặt cắt và hình cắt... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm

- Giả sử cắt vật thể bằng một mặt phẳng cắt tưởng tượng, bỏ đi phần vật thể giữa người quan sát và mặt phẳng cắt (hình 10.2a). Chiếu phần còn lại lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt ta nhận được

+ Hình biểu diễn đường bao ngoài của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.

+ Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt.

Hình 10.2. Phương pháp biểu diễn mặt cắt và hình cắt

- Phần tiếp xúc của vật thể với mặt phẳng cắt được vẽ kí hiệu vật liệu theo quy định (hỉnh 10.3). Nếu không cần phân biệt các loại vật liệu khác nhau thì mặt cắt được vẽ theo kí hiệu kim loại, đường gạch mặt cắt được vẽ bằng nét liền mảnh, song song và nghiêng 45° so với đường bao hoặc đường trục (hình 10.3a)

- Vị trí của mặt phẳng cắt được vẽ bằng nét cắt (nét gạch dài-chấm-đậm) và có mũi tên chỉ hướng chiếu Mặt cắt và hình cắt phải được đặt tên bởi cặp chữ cái viết hoa. Chữ cái này cũng được đặt bên cạnh mũi tên chỉ hướng chiếu (hình 10.2b).

Hình 10.3. Một số kí hiệu vật liệu trên mặt cắt

Mặt cắt, hình cắt dùng để biểu diễn cấu tạo bên trong của vật thể.

1.2. Mặt cắt

a. Một số loại mặt cắt

- Mặt cắt được sử dụng khi các hinh chiếu khó thể hiện được đầy đủ hình dạng của chi tiết. Thưởng sử dụng hai loại mặt cắt là mặt cắt rời (hình 10.4a) và mặt cắt chập (hình 10.4b).

- Mặt cắt rời là mặt cắt được đặt bên ngoài hình chiếu. Mặt cắt rời có thể được đặt ở vị trí bất kì trên bản vẽ và phải có kí hiệu kèm theo Trưởng hợp đặt tại vị trí mặt phẳng cắt và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch dài chấm-mảnh thì không cần định tên (hình 10.4a). Mặt cắt rời sử dụng khi đường bao mặt cắt phức tạp

- Mặt cắt chập được đặt tại vị trí mặt phẳng cắt đi qua ngay trên hinh chiếu, đường bao ngoài được vẽ bằng nét liền mảnh. Mặt cắt chập sử dụng khi đường bao mặt cắt đơn giản.

Hình 10.4. Các loại mặt cắt

b. Vẽ mặt cắt

Các bước thực hiện vẽ mặt cắt như sau

Bước 1: Vẽ hình chiếu và xác định vị trí mặt phẳng cắt.

Bước 2: Vẽ mặt cắt của vật thể bên ngoài hình chiếu (mặt cắt rời) hoặc ngay trên hinh chiếu (mặt cắt chập). Tô đậm các nét theo quy định.

Hình 10.5. Khối thép hình chữ T

1.3. Hình cắt

a. Một số loại hình cắt

Theo phần vật thể bị cắt, hình cắt được phân loại như sau

- Hình cắt toàn phần là hình cắt nhận được khi sử dụng một mặt phẳng cắt toàn bộ vật thể (hình 10.6). Hình cắt này thường được sử dụng đối với vật thể không đối xứng.

Hình 10.6. Hình cắt toàn phần

- Hình cắt bán phần là hình cắt của vật thể đối xứng được vẽ một nửa là hình chiếu, còn nữa đối xứng kia là hình cắt và chúng được phân chia bởi trục đối xứng (hình 10.7).

Hình 10.7. Hình cắt bán phần

- Hình cắt cục bộ dùng để biểu diễn cấu tạo một phần vật thể. Đường giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét lượn sóng (hình 10.8).

Hình 10.8. Hình cắt cục bộ

b. Vẽ hình cắt

Để vẽ hình cắt thực hiện theo các bước sau (ví dụ vẽ hình cắt của vật thể hình 10.9a)

Bước 1: Vẽ hình chiếu của vật thể. Vẽ nét cắt và mũi tên xác định vị trí mặt phẳng cắt và hướng chiếu (hình 10.9b).

Hình 10.9. Vẽ hình cắt

– Dựa vào nét cắt, cho biết phần đặc, phần rỗng mà mặt phẳng cắt đi qua.

Bước 2: Xoa bỏ đường bao của phần vật thể phía trước mặt phẳng cắt. Các cạnh khuất, đường bao khuất sau khi cắt thành cạnh thấy, đường bao thấy được vẽ nét liền. Kẻ đường gạch mặt cắt, tô đậm các nét theo quy định và ghi kí hiệu hình cắt (hình 10,9%)

Hình 10.10. Con trượt

Hình 10.11. Trục có lỗ vuông, mặt cắt và hình cắt

Dựa vào đặc điểm cấu tạo của vật thể để lựa chọn vị trí mặt phẳng cắt hợp lí.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1.

Quan sát hình 10.1, hãy cho biết: 

+ Các nét đứt mảnh trên hình chiếu đứng thể hiện phần nào của vật thể?

+ Làm thế nào để thể hiện rõ phần cấu tạo bên trong của vật thể?

Phương pháp giải:

Quan sát hình, kết hợp kiến thức bài học

Hình 10.1. Hình chiếu và vật thể

Lời giải chi tiết:

+ Các nét đứt mảnh trên hình chiếu đứng thể hiện mặt trong của vật thể.

+ Để thể hiện rõ phần cấu tạo bên trong của vật thể biểu diễn bằng nét đứt.

Bài 2.

Mặt cắt rời (hình 10.4a) và mặt cắt chập (hình 10.4b) khác nhau như thế nào về nét vẽ và vị trí đặt mặt cắt so với hình chiếu?

Phương pháp giải:

Quan sát hình, kết hợp kiến thức bài học

Hình 10.4. Các loại mặt cắt

Lời giải chi tiết:

Mặt cắt rời (hình 10.4a) và mặt cắt chập (hình 10.4b) khác nhau về nét vẽ và vị trí đặt mặt cắt so với hình chiếu:

- Nét vẽ:

+ Mặt cắt rời: nét liền đậm

+ Mặt cắt chập: nét liền mảnh

- Vị trí đặt mặt cắt: 

+ Mặt cắt rời: đặt bên ngoài hình chiếu

+ Mặt cắt chập: đặt tại vị trí mặt phẳng cắt đi qua ngay trên hình chiếu.

ADMICRO

Luyện tập Bài 10 Công nghệ 10 CD

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Vẽ được mặt cắt, hình cắt của vật thể đơn giản

- Trình bày được các bước vẽ mặt cắt, hình cắt của vật thể đơn giản.

3.1. Trắc nghiệm Bài 10 Công nghệ 10 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Cánh diều Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 10 Công Nghệ 10 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Cánh diều Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 50 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng trang 50 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 51 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 51 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 51 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng trang 52 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 53 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 53 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 53 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 53 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 53 SGK Công nghệ 10 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 10 Công nghệ 10 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF