OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE
  • Câu hỏi:

    Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho hai số phức \({{z}_{1}}\) có điểm biểu diễn M, số phức \({{z}_{2}}\) có điểm biểu diễn là N thỏa mãn \(\left| {{z}_{1}} \right|=1\), \(\,\left| {{z}_{2}} \right|=3\) và \(\widehat{MON}=120{}^\circ \). Giá trị lớn nhất của \(\left| 3{{\text{z}}_{1}}+2{{z}_{2}}-3i \right|\) là \({{M}_{0}}\), giá trị nhỏ nhất của \(\left| 3{{\text{z}}_{1}}-2{{z}_{2}}+1-2i \right|\) là \({{m}_{0}}\). Biết \({{M}_{0}}+{{m}_{0}}=a\sqrt{7}+b\sqrt{5}+c\sqrt{3}+d\), với \(a,b,c,d\in \mathbb{Z}\). Tính a+b+c+d ?

    • A. 
      9
    • B. 
      8
    • C. 
      7
    • D. 
      6

    Lời giải tham khảo:

    Đáp án đúng: B

    Gọi \({{M}_{1}}\) là điểm biểu diễn của số phức \(3{{z}_{1}}\), suy ra \(O{{M}_{1}}=3\).

    Gọi \({{N}_{1}}\) là điểm biểu diễn của số phức \(2{{z}_{2}}\), suy ra \(O{{N}_{1}}=6\). Gọi P là điểm sao cho \(\overrightarrow{O{{M}_{1}}}+\overrightarrow{O{{N}_{1}}}=\overrightarrow{OP}\). Suy ra tứ giác \(O{{M}_{1}}P{{N}_{1}}\) là hình bình hành.

    Do từ giả thiết  \(\widehat{MON}=120{}^\circ \), suy ra \(\widehat{{{M}_{1}}O{{N}_{1}}}=120{}^\circ \).

    Dùng định lí cosin trong tam giác \(O{{M}_{1}}{{N}_{1}}\) ta tính được \({{M}_{1}}{{N}_{1}}=\sqrt{9+36-2.3.6.\left( -\frac{1}{2} \right)}=3\sqrt{7}\);

    và  định lí cosin trong tam giác \(O{{M}_{1}}P\) ta có \(OP=\sqrt{9+36-2.3.6.\frac{1}{2}}=3\sqrt{3}\).

    Ta có \({{M}_{1}}{{N}_{1}}=\left| 3{{z}_{1}}-2{{z}_{2}} \right|=3\sqrt{7}; OP=\left| 3{{z}_{1}}+2{{z}_{2}} \right|=3\sqrt{3}\).

       Tìm giá trị lớn nhất của \(\left| 3{{\text{z}}_{1}}+2{{z}_{2}}-3i \right|\).

    Đặt \(3{{z}_{1}}+2{{z}_{2}}={{w}_{1}}\Rightarrow \left| {{w}_{1}} \right|=3\sqrt{3}\), suy ra điểm biểu diễn \({{w}_{1}}\) là \(A\) thuộc đường tròn \(\left( {{C}_{1}} \right)\)   tâm \(O\left( 0;0 \right)\) bán kính \({{R}_{1}}=3\sqrt{3}\). Gọi điểm \({{Q}_{1}}\) là biểu diễn số phức 3i.

    Khi đó \(\left| 3{{\text{z}}_{1}}+2{{z}_{2}}-3i \right|=A{{Q}_{1}}\), bài toán trở thành tìm \({{\left( A{{Q}_{1}} \right)}_{max}}\)biết điểm A trên đường tròn \(\left( {{C}_{1}} \right)\). Dễ thấy \({{\left( A{{Q}_{1}} \right)}_{max}}=O{{Q}_{1}}+{{R}_{1}}=3+3\sqrt{3}\).

       Tìm giá trị nhỏ nhất của \(\left| 3{{\text{z}}_{1}}-2{{z}_{2}}+1-2i \right|=\left| 3{{\text{z}}_{1}}-2{{z}_{2}}-\left( -1+2i \right) \right|\).

    Đặt \(3{{z}_{1}}-2{{z}_{2}}={{w}_{2}}\Rightarrow \left| {{w}_{2}} \right|=3\sqrt{7}\), suy ra điểm biểu diễn \({{w}_{2}}\) là \(B\) thuộc đường tròn \(\left( {{C}_{2}} \right)\)   tâm \(O\left( 0;0 \right)\) bán kính \({{R}_{1}}=3\sqrt{7}\). Gọi điểm \({{Q}_{2}}\) là biểu diễn số phức -1+2i.

    Khi đó \(\left| 3{{\text{z}}_{1}}-2{{z}_{2}}-\left( -1+2i \right) \right|=B{{Q}_{2}}\), bài toán trở thành tìm \({{\left( B{{Q}_{2}} \right)}_{\min }}\)biết điểm B trên đường tròn \(\left( {{C}_{2}} \right)\). Dễ thấy điểm \({{Q}_{2}}\) nằm trong đường tròn \(\left( {{C}_{2}} \right)\) nên \({{\left( B{{Q}_{2}} \right)}_{\min }}={{R}_{2}}-O{{Q}_{2}}=3\sqrt{7}-\sqrt{5}\).

    Vậy \({{M}_{0}}+{{m}_{0}}=3\sqrt{7}+3\sqrt{3}-\sqrt{5}+3\).

    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 

 

CÂU HỎI KHÁC

NONE
OFF