OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE
  • Nhận xét về giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: Truyện là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.

    Bằng việc phân tích tác phẩm, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. (5,0 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Yêu cầu về kĩ năng:
      • Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
    • Yêu cầu về kiến thức: Cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
      • Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
        • Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
      • Xác định đúng vấn đề nghị luận
        • Bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ  phong kiến chúa đất.
      • Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
        • Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm: 
          • Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng trên văn đàn từ trước năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã có một số thành tựu xuất sắc, nhất là về đề tài miền núi. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn làm nên tên tuổi của ông in trong tập Truyện Tây Bắc.
          • Giá trị hiện thực của truyện thế hiện tập chung ở việc tái hiện bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.
        • Giải thích ý kiến:
          • Giá trị hiện thực là khả năng tái hiện hiện thực của tác phẩm văn chương. Một tác phẩm có giá trị hiện thực khi miêu tả chân thực, đầy đủ, sinh động hiện thực cuộc sống, giúp người đọc có những hiểu biết sâu sắc về đối tượng mà nhà văn miêu tả.
          • Ý kiến là lời đánh giá về một biểu hiện của giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ. Tác phẩm đã miêu tả đầy đủ, chân thực số phận đau khổ, bất hạnh của đồng bào dân tộc miền núi dưới ách thống trị của bọn phong kiến chúa đất.
        • Phân tích - chứng minh:
          • Số phận đau khổ của cha mẹ Mị:
            • Vì nghèo nên lấy nhau không có tiền phải vay nợ nhà thống lí, mẹ Mị chết vẫn chưa hết nợ. Cha Mị sống trong đau khổ vì con gái phải làm người ở (danh nghĩa là con dâu) để trả nợ thay mình.
          • Số phận đau khổ của Mị:
            • Bị bắt làm con dâu gạt nợ.
            • Bị bóc lột sức lao động tàn tệ.
            • Bị đày đọa về tinh thần.
            • Bị chà đạp lên nhân phẩm.
            • ⇒ Sự đày đọa khiến Mỵ tê liệt khát vọng sống, tê liệt ý thức đấu tranh, sống như con rùa trong xó cửa, như cái xác không hồn...
          • Số phận đau khổ của A Phủ:
            • Sinh ra đã bất hạnh (Bố mẹ, anh em không còn ai, cả làng chết hết vì bệnh dịch, 10 tuổi bị đem bán xuống bản người Thái...)
            • Lớn lên sống kiếp làm thuê, làm mướn, nghèo khó đến nỗi không có tiền cưới vợ.
            • Bị đánh đập, tra tấn dã man, bị phạt vạ, trở thành người làm công trừ nợ cho nhà thống Lí.
            • Vì để hổ ăn thịt mất một con bò mà bị đánh, trói nhiều ngày, có thể sẽ bị chết.
          • Số phận đau khổ của những người dân khác:
            • Nhiều người bị trói rồi bỏ quên đến chết.
            • Có những người chưa già nhưng lưng đã còng rạp xuống.
        • Nghệ thuật thể hiện
          • Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, mỗi nhân vật được khai thác từ những điểm nhìn khác nhau.
          • Miêu tả tâm lí sinh động.
          • Ngôn ngữ đậm chất miền núi, lối kể chuyện linh hoạt.
        • Đánh giá
          • Miêu tả cuộc đời số phận của người lao động miền núi trước cách mạng tháng tám, Tô Hoài bày tỏ niềm yêu mến, cảm thông với những bất hạnh của họ.
          • Nhà văn còn cất lên tiếng nói lên án, tố cáo chế độ phong kiến chúa đất miền núi đã đày đọa con người, đẩy họ vào cảnh lầm than, bất hạnh.
          • Viết tác phẩm, nhà văn đưa người đọc đến với cuộc sống của đồng bào dân tộc, giúp người đọc cảm thông yêu mến những con người nơi đây, từ đó trân trọng những ước mơ, khát vọng, trân trọng sức sống tiềm tàng, khả năng tự giải phóng và tìm đến cách mạng của họ.
      • Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
      • Chính tả, dùng từ, đặt câu
        • Đảm bảo đúng nguyên tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.
    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 

 

CÂU HỎI KHÁC

NONE
OFF