OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE
  • Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài (Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) có hai sự kiện đánh dấu bước ngoặt cuộc đời, số phận của nhân vật Mị: Sự kiện Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra và sự kiện Mị cắt dây trói cứu A Phủ.

    Anh/chị hãy phân tích hai sự kiện đó. Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các sự kiện này trong việc thể hiện giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm. (5.0 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Phương pháp: phân tích, tổng hợp
    • Cách giải:
      • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
        • Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa.
        • Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập truyện được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu mường, viết về dân tộc Mường; Vợ chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ.
      • Giới thiệu nhân vật
        • Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” -> nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê.
        • Tài năng: thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
        • Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ:
          • Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố”
          • Tự tin vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô”
          • Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu”
        • Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối.
      • Phân tích hai sự kiện
        • Sự kiện 1: Mị bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra
          • Nguyên nhân:
            • Do món nợ truyền kiếp: bố Mị có vay tiền của bố thống lí Pá Tra.
            • Vì Mị bị A Sử lừa bắt về do hủ tục cướp vợ của người dân tộc thiểu số.
            • Thân phận bi kịch bắt đầu từ đây
              • Khi mới về làm dâu:
                • Xuất hiện ý thức phản kháng:
                  • “Có đến mấy tháng trời đêm nào Mị cũng khóc” phản kháng yếu ớt.
                  • Muốn tự tử phản kháng mạnh mẽ.
              • Khi làm dâu đã quen:
                • Nỗi khổ về thể xác:
                  • Thời gian của Mị chỉ được tính bằng công việc, các công việc nối tiếp nhau, việc này chồng lên việc kia. Mị trở thành một cỗ máy, công cụ lao động, mất hết ý niệm về thời gian.
                  • Mị tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa; thậm chí còn không bằng con trâu con ngựa.
                • Nỗi khổ về tinh thần:
                  • Thể hiện qua những câu văn tả thực trầm buồn mở đầu tác phẩm: “Ai cố việc ở xa về…”, “lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.
                  • Biện pháp so sánh: Mị - con trâu, con ngựa; Mị - con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa. vật hóa nặng nề.
                  • Hình ảnh ẩn dụ: căn buồng Mị ở “kín mít, chỉ có một cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào nhìn ra cũng chỉ thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng” giống như ngục thất giam cầm cuộc đời Mị, giống như nấm mồ chôn vùi tuổi thanh xuân, chôn vùi hạnh phúc của Mị.
            • Giá trị hiện thực và nhân đạo:
              • Giá trị hiện thực: Phơi bày thực trạng xã hội phong kiến miền núi lúc bấy giờ.
              • Giá trị nhân đạo:
                • Bày tỏ sự đồng cảm, xót thương cho những số phận dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền núi.
                • Lên án, phê phán những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người.
        • Sự kiện 2: Mị cắt dây trói cứu A Phủ
          • * Tình huống gặp gỡ giữa Mị và A Phủ
            • A Phủ: trong khi đi chăn bò cho nhà thống lí Pá Tra do mải bẫy nhím nên để hổ vồ mất một con bò -> bị trói đứng.
            • Mị: Sau đêm tình mùa xuân Mị rơi vào trạng thái tê liệt về tinh thần. Hàng đêm ngồi cạnh bếp lửa (cạnh chỗ A Phủ bị trói) hơ tay hơ chân.
            • Hai người gặp gỡ nhau.
          • Sự thức tỉnh của Mị:
            • - Nguyên nhân:
              • Giọt nước mắt A Phủ “giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”.
            • Diễn biến tâm trạng:
              • Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, nhớ về kí ức đau khổ thương mình  thương người.
              • Mị từ cõi vô thức dần sống lại ý thức, nhận ra dấu hiệu về cái chết càng thương hơn  thương người lấn át cả thương thân Hành động cắt dây cởi trói.
              • Mị hốt hoảng, sợ hãi ⇒ thúc đẩy bản năng tự vệ tích cực của Mị Mị vùng chạy theo A Phủ.
            • Giá trị nội dung:
              • Giá trị hiện thực:
                • Phơi bày, phản ánh một cách chân thực số phận cực khổ của người dân lao động Tây Bắc dưới ách áp bức của giai cấp thống trị miền núi.
              • Giá trị nhân đạo:
                • Đồng cảm, xót thương với số phận khổ đau của nhân vật Mị dưới ách áp bức của giai cấp thống trị miền núi.
                • Lên án, phê phán mạnh mẽ giai cấp thống trị miền núi đã đẩy con người vào tình cảnh khốn cùng.
                • Phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của tâm hồn Mị: sức sống tiềm tàng trong đêm tình mùa xuân và sức sống mạnh mẽ trong đêm mùa đông.
                • Tìm hướng giải thoát cho cuộc đời nhân vật: dũng cảm đứng lên chống lại cường quyền, tiền quyền, thần quyền để giải phóng bản thân; tham gia du kích.
      • Nhận xét về vai trò của các sự kiện này trong việc thể hiện giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm:
        • Các sự kiện không chỉ lột tả chân thực nhân vật mà còn giúp người đọc hình dung rõ nét chân dung người lao động miền núi trước Cách mạng.
        • Sự kiện thể hiện nhân sinh quan của tác giả về con người và xã hội.
        • Hai sự kiện trên còn thể hiện biệt tài của tác giả trong việc nắm bắt các vấn đề cốt yếu, để từ đó bộc lộ tính cách cũng như số phận của nhân vật.
      • Tổng kết
    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 

 

CÂU HỎI KHÁC

NONE
OFF