Hướng dẫn giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 53 Sự phân tích ánh sáng trắng giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
Chúc các em học sinh có nền tảng kiến thức Vật lý thật tốt nhé!
-
Bài tập C1 trang 139 SGK Vật lý 9
Hãy mô tả màu sắc của dải ánh sáng nhiều màu trong thí nghiệm 1 SGK.
-
Bài tập C2 trang 139 SGK Vật lý 9
Vẫn thí nghiệm trên, song lần lượt chắn trước khe sáng một tấm lọc màu đỏ, rồi một tấm lọc màu xanh, rồi một tấm lọc nửa trên màu đỏ nửa dưới màu xanh. Hãy mô tả hình ảnh quan sát được trong mỗi trường hợp.
-
Bài tập C3 trang 140 SGK Vật lý 9
Em hãy dựa vào các kết quả quan sát được ở trên để nhận định sự đúng, sai của các ý kiến sau:
a. Lăng kính đã nhuộm các màu khác nhau cho chùm ánh sáng trắng.
b. Trong chùm ánh sáng trắng có chứa sẵn các ánh sáng màu. Lăng kính chỉ có tác dụng tách các chùm sáng màu đó ra, cho mỗi chùm đi theo một phương vào mắt.
-
Bài tập C4 trang 140 SGK Vật lý 9
Tại sao có thể nói thí nghiệm 1 trong SGK là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập C5 trang 140 SGK Vật lý 9
Hãy mô tả hiện tượng quan sát được (khi quan sát mặt ghi của một chiếc đĩa CD dưới ánh sáng trắng)?
-
Bài tập C6 trang 140 SGK Vật lý 9
Ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng màu gì? Ánh sáng từ đĩa CD đến mắt ta có những màu nào? Tại sao có thể coi đây cũng là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng?
-
Bài tập C7 trang 141 SGK Vật lý 9
Có thể coi cách dùng các tấm lọc màu như một cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu được không ?
-
Bài tập C8 trang 141 SGK Vật lý 9
Đặt một gương phẳng nằm chếch một góc khoảng 300 vào khay nước. Đặt trước trán một mảnh giấy nhỏ trên có vạch một vạch đen nằm ngang, sao cho vạch đen song song với đường giao nhau của mặt gương và mặt nước như hình 53.3 SGK. Mô tả ảnh của vạch đen qua phần gương ở trong nước, giải thích.
-
Bài tập C9 trang 141 SGK Vật lý 9
Nêu một vài hiện tượng thực tế về sự phân tích ánh sáng trắng.
-
Bài tập 53-54.1 trang 109 SBT Vật lý 9
Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây?
A. Chiếu một chùm sáng trắng vào một gương phẳng.
B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm thủy tinh mỏng.
C. Chiếu một chùm sáng trắng vào một lăng kính.
D. Chiếu một chùm sáng trắng qua một thấu kính phân kì.
-
Bài tập 53-54.2 trang 109 SBT Vật lý 9
Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu ?
A. Chiếu một chùm sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng.
B. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng.
C. Chiếu một chùm sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ sau đó qua kính lọc màu vàng.
D. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng.
-
Bài tập 53-54.3 trang 109 SBT Vật lý 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần thích hợp 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.
a. Phân tích một chùm sáng là
b. Trộn hai chùm sáng màu với nhau là
c. Có nhiều cách phân tích một chùm sáng như:
d. Nếu trộn chùm sáng màu vàng với chùm sáng màu lam một cách thích hợp thì
1. ta có thể được chùm sáng màu lục.
2. chiếu chùm sáng cần phân tích qua một lăng kính, chiếu chùm sáng vào mặt ghi của đĩa CD...
3. tìm cách tách từ chùm sáng đỏ ra những chùm sáng màu khác nhau.
4. cho hai chùm sáng đó gặp nhau.
-
Bài tập 53-54.4 trang 109 SBT Vật lý 9
a. Nhìn vào các váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng… ở ngoài trời, ta có thấy những màu gì?
b. Ánh sáng chiếu vào các váng hay bong bóng đó là ánh sáng trắng hay ánh sáng màu ?
c. Có thể coi đây là một cách phân tích ánh sáng trắng hay không ? Tại sao ?
-
Bài tập 53-54.5 trang 109 SBT Vật lý 9
Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu nào nêu dưới đây : đỏ, vàng, da cam, lục, tím?
-
Bài tập 53-54.6 trang 110 SBT Vật lý 9
Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng trắng sẽ không bị phân tích?
A. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính.
B. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một gương phẳng.
C. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào mặt ghi của một đĩa CD.
D. Chiếu chùm sáng trắng vào một bong bóng xà phòng.
-
Bài tập 53-54.7 trang 110 SBT Vật lý 9
Hãy làm thí nghiệm sau để có thể trả lời câu hỏi của bài. Chiếu ánh sáng phát ra từ một đèn LED lục vào mặt ghi của một đĩa CD rồi quan sát ánh sáng phản xạ từ mặt đĩa theo đủ mọi phía (hình 53-54.1). Ta sẽ thấy những ánh sáng màu gì?
A. Chỉ thấy ánh sáng màu lục.
B. Thấy các ánh sáng có đủ mọi màu.
C. Không thấy có ánh sáng.
D. Các câu A, B, C đều sai.
-
Bài tập 53-54.8 trang 110 SBT Vật lý 9
Cùng làm thí nghiệm trên với đèn LED đỏ, rồi chọn câu trả lời đúng.
A. Chỉ thấy ánh sáng màu đỏ.
B. Thấy các ánh sáng có đủ mọi màu.
C. Không thấy có ánh sáng.
D. Các câu A, B, C đều sai.
-
Bài tập 53-54.9 trang 110 SBT Vật lý 9
Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng lục vào cùng một chỗ trên một màn ảnh trắng. Ta sẽ thu được một vệt sáng màu gì?
A. Màu đỏ
B. Màu vàng.
C. Màu lục.
D. Màu lam.
-
Bài tập 53-54.10 trang 110 SBT Vật lý 9
Tại mỗi điểm trên màn hình của một tivi màu có ba hạt, phát ra ba thứ ánh sáng khác nhau: đỏ, lục và lam. Nếu ba hạt này được kích thích phát sáng mạnh, yếu khác nhau thì sẽ tạo ra được những màu khác nhau tại điểm đó. Hỏi nếu cả ba hạt đều được kích thích phát sáng mạnh thì tại điểm đó sẽ có ánh sáng màu gì?
A. Màu vàng
B. Màu xanh da trời.
C. Màu hồng.
D. Màu trắng.
-
Bài tập 53-54.11 trang 111 SBT Vật lý 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Nhìn một bóng đèn dây tóc nóng sáng (phát ra ánh sáng trắng) qua một lăng kính ta thấy
b. Nhìn một bóng đèn đỏ hình quả nhót (thường thắp ở các bàn thờ) qua một lăng kính, ta cũng thấy
c. Nhìn một bóng đèn LED đỏ qua một lăng kính ta chỉ thấy
d. Có ánh sáng đỏ đơn sắc và
1. có rất nhiều ánh sáng có màu khác nhau từ đỏ đến tím. Như vậy, ánh sáng đỏ của đèn này không phải là ánh sáng đơn sắc.
2. có ánh sáng đỏ. Như vậy, ánh sáng đỏ của đèn này là ánh sáng đơn sắc.
3. ánh sáng đỏ không đơn sắc.
4. có rất nhiều ánh sáng có màu khác nhau từ đỏ đến tím. Như vậy, ánh sáng trắng không phải là ánh sáng đơn sắc.
-
Bài tập 53-54.12 trang 111 SBT Vật lý 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Chiếu chùm sáng màu đỏ và chùm sáng màu lục vào cùng một chỗ trên một tờ giấy trắng, ta sẽ
b. Cho ánh sáng vàng, có được do trộn ánh sáng đỏ và ánh sáng lục với nhau, chiếu vào mặt ghi của một đĩa CD. Quan sát kĩ ánh sáng phản xạ trên mặt đĩa. Nếu
c. Nếu trong thí nghiệm nói ở câu b, ngoài các ánh sáng màu vàng, đỏ và lục, ta còn thấy có
d. Như vậy, có thể trộn hai hay nhiều ánh sáng đơn sắc hoặc không đơn sắc với nhau để được
1. chỉ thấy có các ánh sáng màu vàng, màu đỏ và màu lục thì có thể kết luận các ánh sáng màu đỏ và màu lục nói trên là các ánh sáng đơn sắc.
2. các ánh sáng màu khác nữa, thì ít nhất một trong hai ánh sáng đỏ và lục, dùng để trộn với nhau, không phải là ánh sáng đơn sắc.
3. một ánh sáng không đơn sắc có màu khác. Đó là cách trộn màu ánh sáng trên các màn hình của tivi màu.
4. thấy có một vết sáng màu vàng, rõ ràng màu vàng này là màu không đơn sắc.