OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 6.2 trang 16 SBT Vật lý 9

Bài tập 6.2 trang 16 SBT Vật lý 9

Hai điện trở R1 và R2 được mắc theo hai cách vào hai điểm M, N trong sơ đồ hình 6.1, trong đó hiệu điện thế U=6V. Trong cách mắc thứ nhất, ampe kế chỉ 0,4A. Trong cách mắc thứ hai, ampe kế chỉ 1,8A. 

a. Đó là hai cách mắc nào? Vẽ sơ đồ từng cách mắc.

b. Tính điện trở R1 và R2.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

a. Có hai cách mắc

- Cách 1: R1 nối tiếp R2

- Cách 2: R1 song song R2

b. Ta có:

- I1=0,4A khi R1 nối tiếp R2 nên:

\({R_1} + {R_2} = \frac{U}{{{I_1}}} = \frac{6}{{0,4}} = 15{\rm{\Omega (1)}}\)

- I2=1,8A khi Rsong song R2 nên:

\({R_{t}} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{U}{{{I_2}}} = \frac{6}{{1,8}} = \frac{{60}}{{18}}{\rm{\Omega }}(2)\)

Kết hợp (1) và (2) ta có: \({R_1}{R_2} = 50(3)\)

\({R_1};{R_2}\) là nghiệm của phương trình:

 \({X^2} - 15X + 50 = 0(*)\)

(*) có hai nghiệm là \({X_1} = 10;{X_2} = 5\)

Do đó: \({R_1} = 5\Omega ;{R_2} = 10\Omega \)

-- Mod Vật Lý 9 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 6.2 trang 16 SBT Vật lý 9 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF