OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật lý 6 Bài 8: Trọng lực- Đơn vị lực


Trong tiết học này chúng ta tìm hiểu các khái niệm hoàn toàn mới có liên quan đến Trọng lựclực.

Vậy Trọng lực là gì ? Trọng lực sử dụng đơn vị nào ? Trọng lực có những đặc điểm đáng chú ý nào không ? Người ta xác định phương và chiều của trọng lực dựa vào đâu ?

Để trả lời cho tất cả các câu hỏi trên, mời các em cùng nghiên cứu bài học: Bài 8- Trọng lực- Đơn vị lực. Chúc các em học tốt !

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Trọng lực là gì?

2.1.1. Thí nghiệm:

  • Treo quả nặng vào lò xo ta thấy lò xo dãn ra.

    • Lò xo tác dụng vào quả nặng một lực, phương thẳng đứng, chiều hướng lên phía trên.

  • Cầm viên phấn lên cao, rồi đột nhiên buông tay ra.

    • Viên phấn bắt đầu rơi xuống vì có một lực tác dụng vào quả nặng hướng xuống dưới. Lực đó có phương thẳng đứng chiều hướng xuống dưới.

⇒ Lò xo bị dãn dài ra đã tác dụng vào quả nặng một lực kéo lên phía trên. Thế mà quả nặng vẫn đứng yên. Vậy phải có một lực nữa tác dụng vào quả nặng hướng xuống phía dưới để cân bằng với lực của lò xo. Lực này do Trái Đất tác dụng lên quả nặng.

  • Khi viên phấn được buông ra, nó bắt đầu rơi xuống. 

  • Chuyển động của nó đã bị biến đổi. Vậy phải có một lực hút viên phấn xuống phía dưới. Lực này do Trái Đất tác dụng lên viên phấn.

2.1.2. Rút ra kết luận:

a. Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật lực này gọi là trọng lực.

b. Trong đời sống hàng ngày, người ta còn gọi trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật.

2.2. Phương và chiều của trọng lực:

2.2.1. Phương và chiều của trọng lực:

  •  Thí nghiệm để xác định phương và chiều trọng lực :

a) Khi quả nặng treo trên dây dọi đứng yên thì trọng lực tác dụng vào quả nặng đã  cân bằng với lực kéo của sợi dây. Do đó, phương của trọng lực cũng là phương của dây dọi , tức là phương thẳng đứng

b) Căn cứ vào hai thí nghiệm ở hình 8.1 và 8.2 ta có thể kết luận là chiều của trọng lực hướng từ trên xuống dưới.

2.2.2. Kết luận:

  • Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới.

2.2.3. Đơn vị lực:

  • Để đo độ mạnh (cường độ) của lực, hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam dùng đơn vị Niu tơn (Ký hiệu N).

  • Trọng lượng của quả cân 100g được tính tròn là 1N.

  • Trọng lượng của quả cân 1kg là 10N.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1:

Chọn những từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

- trọng lực

- lực kéo

- cân bằng         

- biến dạng

- Trái đất

- dây gầu

a) Một gầu nước treo đứng yên ở đầu một sợi dây. Gầu nước chịu tác dụng của hai lực……….. Lực thứ nhất là ………. của dây gầu: lực thứ hai là ………. của gầu nước. Lực kéo do…..tác dụng vào gầu. Trọng lượng do ….. tác dụng vào gầu. (hình 8.1a)

b) Một quả chanh nổi lơ lửng trong một cốc nước muối; lực đẩy của nước muối lên phía trên và ………. của quả chanh là hai lực ……….

c) Khi ngồi trên yên xe máy thì lò xò giảm xóc bị nén lại, ….. của người và xe đã làm cho lò xo bị ……….

Hướng dẫn giải:

a) cân bằng; lực kéo; trọng lực; dây gầu; Trái đất

b) trọng lực; cân bằng

c) trọng lực, biến dạng

a) Một gầu nước treo đứng yên ở đầu một sợi dây. Gầu nước chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Lực thứ nhất là lực kéo của dây gầu: lực thứ hai là trọng lực của gầu nước. Lực kéo do dây gầu tác dụng vào gầu. Trọng lượng do Trái đất tác dụng vào gầu. (hình 8.1a)

b) Một quả chanh nổi lơ lửng trong một cốc nước muối; lực đẩy của nước muối lên phía trên và trọng lực của quả chanh là hai lực cân bằng.

c) Khi ngồi trên yên xe máy thì lò xò giảm xóc bị nén lại, trọng lực của người và xe đã làm cho lò xo bị biến dạng.

Bài 2:

Hãy mô tả hiện tượng thực tế, trong đó ta thấy trọng lượng của một vật bị cân bằng bởi một lực khác.

Hướng dẫn giải:

  • Ví dụ quyển sách nằm yên trên bàn. Trọng lực tác dụng lên quyển sách cân bằng với phản lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách.

ADMICRO

4. Luyện tập Bài 8 Vật lý 6

Qua bài giảng Trọng lực- Đơn vị lực này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Biết ý nghĩa trọng lực hay trọng lượng của một vật. Nêu được phương và chiều của trọng lực.

  • Sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Trọng lực- Đơn vị lực cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút nữa. Vì nếu bị hút thì nó đã rơi ngay xuống Trái Đất.
    • B. Một con tàu vũ tru bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút.Vì ta thấy nhà du hành vũ trụ bị lơ lửng trong con tàu
    • C. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất vẫn bị Trái Đất hút. Nhưng lực hút này bi cân bằng bởi lực đẩy của động cơ.
    • D. Mặt trăng luôn luôn bị Trái Đất hút. Nhưng Mặt Trăng không bị rơi vào Trái Đất, vì lực hút có tác dụng làm Mặt Trăng quay tròn quanh Trái Đất.
    • A. Khối lượng 400g
    • B. Trọng lượng 400N
    • C. Chiều cao 400mm
    • D. Vòng ngực 400cm
    • A. Trái Đất
    • B. Mặt trăng      
    • C. Mặt trời
    • D. Hòn đá trên mặt đất.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Trọng lực

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Trọng lực- Đơn vị lực để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1, C2, C3 trang 27 SGK Vật lý 6

Bài tập C4 trang 28 SGK Vật lý 6

Bài tập C5 trang 29 SGK Vật lý 6

Bài tập C6 trang 29 SGK Vật lý 6

Bài tập 8.1 trang 28 SBT Vật lý 6

Bài tập 8.2 trang 28 SBT Vật lý 6

Bài tập 8.3 trang 28 SBT Vật lý 6

Bài tập 8.4 trang 29 SBT Vật lý 6

Bài tập 8.5 trang 29 SBT Vật lý 6

Bài tập 8.7 trang 29 SBT Vật lý 6

Bài tập 8.6 trang 29 SBT Vật lý 6

Bài tập 8.8 trang 30 SBT Vật lý 6

Bài tập 8.9 trang 30 SBT Vật lý 6

Bài tập 8.10 trang 30 SBT Vật lý 6

Bài tập 8.11 trang 30 SBT Vật lý 6

5. Hỏi đáp Bài 8 Chương 1 Vật lý 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 6 HỌC247

NONE
OFF