Nếu các em có những khó khăn nào về bài giảng Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng các em vui lòng đặt câu hỏi để được giải đáp ở đây nhé. Các em có thể đặt câu hỏi nằm trong phần bài tập SGK, bài tập nâng cao, cộng đồng Vật lý HỌC247 sẽ sớm giải đáp cho các em.
Chúc các em học sinh có nền tảng kiến thức Vật lí thật tốt để đạt kết quả cao nhất nhé.
Danh sách hỏi đáp (171 câu):
-
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy
-
Có ba thấu kính (L1), (L2) và (L3) có thể ghép sát để tạo thành một bản mặt song song như hình vẽ.
16/02/2022 | 1 Trả lời
- Khi ghép sát (L1) và (L2) hệ có tiêu sự f’.
- Khi ghép sát (L2) và (L3) hệ có tiêu sự f”.
Hãy tính theo f’ và f” các tiêu cự f1, f2, f3 của ba thấu kính.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Một thấu kính phẳng lồi L1 có tiêu cự f1 = 20 cm được ghép sát đồng trục với một thấu kính phẳng lồi L2 có tiêu cự f2 = 60cm. Mặt phẳng 2 kính ghép sát nhau như hình vẽ. Thấu kính L2 có đường kính gấp đôi L1. Một điểm sáng S nằm trên trục chính của hệ, trước L1.
17/02/2022 | 1 Trả lời
a) Chứng tỏ rằng có 2 ảnh của S được tạo bởi hệ.
b) Tìm điều kiện về vị trí của S để 2 ảnh đều thật và đều ảo.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Một thấu kính phẳng – lõm làm bằng thủy tinh có tiêu cự f1 = -20 cm. Thấu kính được đặt sao cho trục chính thẳng đứng, mặt lõm hướng lên trên. Một điểm sáng S nằm trên trục chính và cách thấu kính một đoạn d (hình vẽ).
17/02/2022 | 1 Trả lời
a) Ảnh S/ của S tạo bởi thấu kính cách thấu kính 12 cm. Tính d.
b) Giữ nguyên S và cố định thấu kính. Đổ một chất lỏng trong suốt vào mặt lõm. Bây giờ ảnh S/ của S là ảnh ảo và cách thấu kính 20 cm. Tính tiêu cự f2 của thấu kính chất lỏng phẳng – lồi
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Hai thấu kính ghép đồng trục như hình. Thấu kính phẳng lồi L1 có bán kính mặt lồi là 20 cm, thấu kính phẳng lõm có bán kính mặt lõm 30 cm. Chiết suất của chất làm hai thấu kính như nhau và đều bằng 1,5.
16/02/2022 | 1 Trả lời
a) Đặt vật AB trước L1 một đoạn 40 cm vuông góc với trục chính. Xác định vị trí của ảnh cho bởi hệ thấu kính trên.
b) Vật AB đặt trong khoảng nào thì các ảnh trên cùng chiều với vật.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Hai thấu kính L1, L2 có tiêu cự lần lượt là f1 = 20 cm, f2 = 10 cm đặt cách nhau một khoảng \(\ell \)= 55 cm, sao cho trục chính trùng nhau. Đặt vật AB cao 1 cm trước thấu kính L1.
17/02/2022 | 1 Trả lời
a. Để hệ cho ảnh thật thì vật phải đặt vật trong khoảng cách nào ?
b. Để qua hệ thu được 1 ảnh thật có chiều cao bằng 2 cm và cùng chiều với vật AB thì phải đặt vật AB cách thấu kính L1 đoạn bằng bao nhiêu.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Hai thấu kính hội tụ có các tiêu cự lần lượt là f1 = 10cm và f2 = 20cm được đặt đồng trục và cách nhau l = 30cm.
17/02/2022 | 1 Trả lời
a) Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính trước (L1) cách quang tâm O1 một đoạn 12cm. Xác định ảnh của vật cho bởi hệ. Vẽ đường đi của một chùm tia sáng.
b) Chứng tỏ độ lớn của ảnh không phụ thuộc vị trí của vật.
c) Suy rộng cho hai thấu kính hội tụ có tiêu cự f1, f2 tổng quát. Hệ hai thấu kính này gọi là hệ gì?
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Một vật sáng AB cao 1 cm được đặt vuông góc trục chính của một hệ gồm hai thấu kính L1 và L2 đồng trục cách L1 một khoảng cách d1 = 30 cm. Thấu kính L1 là thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 = 20 cm, thấu kính L2 là thấu kính phân kỳ có tiêu cự f2 = -30 cm, hai thấu kính cách nhau l = 40 cm. Hãy xác định vị trí, tính chất, chiều và độ cao của ảnh cuối cùng A2B2 qua hệ thấu kính trên.Vẽ ảnh.
17/02/2022 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Cho một hệ gồm hai thấu kính hội tu L1 và L2 có tiêu cự lần lượt là f1 = 30 cm và f2 = 20 cm đặt đồng trục cách nhau l = 60 cm. Vật sáng AB = 3 cm đặt vuông gốc với trục chính (A ở trên trục chính) trước L1 cách O 1 một khoảng d1. Hãy xác định vị trí, tính chất, chiều và độ cao của ảnh cuối cùng A2B2 qua hệ thấu kính trên và vẽ ảnh với:
17/02/2022 | 1 Trả lời
a. d1 = 45 cm
b. d1 = 75 cm
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Trước thấu kính hội tụ (L1) đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính (A ở trên trục chính).
16/02/2022 | 1 Trả lời
a) Biết rằng ảnh A1B1 của AB là thật, lớn gấp 3 lần vật và cách vật 160cm. Xác định khoảng cách từ AB đến thấu kính và tiêu cự thấu kính.
b) Giữa AB và (L1) đặt thêm thấu kính (L2) giống hệt (L1) có cùng trục chính với (L1). Khoảng cách từ AB đến (L2) là 10cm. Xác định ảnh cuối cùng của AB cho bởi hệ hai thấu kính.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Một thấu kính hội tụ (O1) có tiêu cự f1 = 15cm và một thấu kính phân kì (O2) có tiêu cự f2 = –20cm được đặt cách nhau l = 7,5cm. Trục chính hai thấu kính trùng nhau. Điểm sáng S trên trục chính trước (O1) và cách (O1) đoạn d1 = 45cm. Xác định ảnh S’ của S tạo bởi hệ.
17/02/2022 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Đặt vật sáng trên trục chính của thấu kính thì cho ảnh lớn gấp 3 lần vật. Khi dời vật lại gần thấu kính một đoạn 12 cm thì vẫn cho ảnh có chiều cao gấp 3 lần vật.
17/02/2022 | 1 Trả lời
a. Xác định loại thấu kính.
b. Xác định tính tiêu cự của thấu kính đó.
c. Xác định vị trí ban đầu và lúc sau của vật.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm. A là điểm vật thật trên trục chính, cách thấu kính 10cm.
17/02/2022 | 1 Trả lời
a) Tính khoảng cách AA’. Chứng tỏ đây là khoảng cách ngắn nhất từ A tới ảnh thật của nó tạo bởi thấu kính.
b) Giữ vật cố định và tịnh tiến thấu kính theo một chiều nhất định. Ảnh chuyển động ra sao?
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Vật AB đặt cách thấu kính hội tụ một đoạn 30cm. Ảnh A1B1 là ảnh thật. Dời vật đến vị trí khác, ảnh của vật là ảnh ảo cách thấu kính 20cm. Hai ảnh có cùng độ lớn. Tính tiêu cự của thấu kính.
16/02/2022 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Vật cao 5cm. Thấu kính tạo ảnh cao 15cm trên màn. Giữ nguyên vị trí thấu kính nhưng dời vật xa thấu kính thêm 1,5cm. Sau khi dời màn để hứng ảnh rõ của vật, ảnh có độ cao 10cm. Tính tiêu cự của thấu kính.
16/02/2022 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Thấu kính phân kì có f = -10cm. Vật AB trên trục chính, vuông góc trục chính, có ảnh A’B’. Dịch chuyển AB lại gần thấu kính thêm 15cm thì ảnh dịch chuyển 1,5cm. Xác định vị trí vật và ảnh lúc đầu.
16/02/2022 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Một thấu kính hội tụ có f = 12cm. Điểm sáng A trên trục chính có ảnh A’. Dời A gần thấu kính thêm 6cm, A’ dời 2cm (không đổi tính chất). Định vị trí vật và ảnh lúc đầu.
16/02/2022 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Một bản mặt song song có bề dày d = 9 cm, chiết suất n = 1,5. Tính độ dời của điểm sáng S khi nhìn nó qua bản mặt song song này theo phương vuông góc với hai mặt phẳng giới hạn trong trường hợp:
16/02/2022 | 1 Trả lời
a) Bản mặt song song và điểm sáng nằm trong không khí
b) Bản mặt song song và điểm sáng đặt trong nước có chiết xuất n2 = 4/3
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Một tia sáng SI truyền từ bán trụ thủy tinh ra không khí như hình vẽ. Biết chiết suất của không khí n2 » 1, của thủy tinh n1 = \(\sqrt{2}\), α = 600.
15/02/2022 | 1 Trả lời
a) Tìm góc khúc xạ của tia sáng khi đi ra không khí.
b) Giữ nguyên góc tới đưa khối thủy tinh vào trong nước tính góc khóc xạ, biết chiết suất của nước là 4/3.
c) Tìm vận tốc truyền ánh sáng trong thủy tinh, biết vận tốc truyền ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Cho một khối thủy tinh dạng bán cầu có bán kính R, chiết suất n = 1,5. Chiếu thẳng góc tới mặt phẳng của bán cầu một tia sáng SI. Biết điểm tới I cách tâm O của khối bán cầu đoạn R/2. Xác định đường đi của tia sáng qua bán cầu.
16/02/2022 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Một bể chứa nước có thành cao 80 cm và đáy phẳng dài 120 cm. Độ cao mực nước trong bể là 60 cm, chiết suất của nước là 4/3. Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng 1 góc 300 so với phương ngang.
15/02/2022 | 1 Trả lời
a) Hãy tìm độ dài của bóng đen tạo thành trên mặt nước.
b) Hãy tìm độ dài của bóng đen tạo thành dưới đáy bể.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới là 90 thì góc khúc xạ là 80.
16/02/2022 | 1 Trả lời
a) Tìm góc khúc xạ khi góc tới là 600.
b) Tính vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường A biết vận tốc ánh sáng trong môi trường B là 200000 km/s.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước với góc tới 300. Cho biết chiết suất của nước là n = 4/3. Hãy tính:
16/02/2022 | 1 Trả lời
a) Góc khúc xạ.
b) Góc lệch D (góc giữa tia tới và tia khúc xạ).
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Một miếng gỗ mỏng hình tròn, bán kính R = 4 cm. Ở tâm O, cắm thẳng góc một đinh OA. Thả miếng gỗ nổi trong một chậu nước có chiết suất n = 1,33. Đinh OA ở trong nước.
16/02/2022 | 1 Trả lời
a) Cho OA = 6 cm. Mắt trong không khí sẽ thấy đầu A cách mặt nước bao nhiêu?
b) Tìm chiều dài lớn nhất của OA để mắt không thấy đầu A của đinh.
c) Thay nước bằng một chất lỏng có chiết suất n’. Khi giảm chiều dài OA của đinh tới 3,2 cm thì mắt không thấy được đầu A của đinh nữa. Tính n/.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Một khối nhựa trong suốt hình lập phương, chiết suất n. Định điều kiện mà n phải nghiệm để mọi tia sáng từ không khí xuyên vào một mặt, tới mặt kề đều phản xạ toàn phần trên mặt này.
16/02/2022 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy