Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 11 Bài 7 Dòng điện không đổi và nguồn điện giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 44 SGK Vật lý 11
Khi dòng điện chạy qua vật dẫn thì các hạt mang điện tham gia vào chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực nào?
-
Bài tập 2 trang 44 SGK Vật lý 11
Bằng những cách nào để biết có dòng điện chạy qua một vật dẫn?
-
Bài tập 3 trang 44 SGK Vật lý 11
Cường độ dòng điện được xác định bằng công thức nào?
-
Bài tập 4 trang 44 SGK Vật lý 11
Bằng cách nào mà các nguồn điện duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện và do đó duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 44 SGK Vật lý 11
Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện? Đại lượng này được xác định như thế nào?
-
Bài tập 6 trang 45 SGK Vật lý 11
Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây?
A. Lực kế
B. Công tơ điện
C. Nhiệt kế
D. Ampe kế.
-
Bài tập 7 trang 45 SGK Vật lý 11
Đo cường độ dòng điện bằng đơn vị nào sau đây?
A. Niu tơn (N).
B. Ampe (A).
C. Jun (J).
D. Oắt (w).
-
Bài tập 8 trang 45 SGK Vật lý 11
Chọn câu đúng.
Pin điện hóa có
A. hai cực là hai vật dẫn cùng chất.
B. hai cực là hai vật dẫn khác chất.
C. một cực là vật dẫn và cực kia là vật cách điện.
D. hai cực đều là cách điện.
-
Bài tập 9 trang 45 SGK Vật lý 11
Hai cực của pin điện hóa được ngâm chất điện phân là dung dịch nào sau đây?
A. Chỉ là dung dịch muối.
B. Chỉ là dung dịch Axit.
C. Chỉ là dung dịch Bazo.
D. Một trong các dung dịch kể trên.
-
Bài tập 10 trang 45 SGK Vật lý 11
Trong các pin điện hóa có sự dịch chuyển từ năng lượng nào sau đây thành điện năng?
A. Nhiệt năng.
B. Thế năng đàn hồi.
C. Hóa năng.
D. Cơ năng.
-
Bài tập 11 trang 45 SGK Vật lý 11
Suất điện động được đo bằng đơn vị nào sau đây?
A. Culông (C).
B. Vôn (V).
C. Hec (Hz).
D. Ampe (A).
-
Bài tập 12 trang 45 SGK Vật lý 11
Tại sao có thể nói Acquy là một pin điện hóa? Acquy hoạt động như thế nào để có thẻ sử dụng nhiều lần?
-
Bài tập 13 trang 45 SGK Vật lý 11
Một điện lượng 6,0 mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 0,2 s. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này.
-
Bài tập 14 trang 45 SGK Vật lý 11
Trong khoảng thời gian hoạt động đóng công tắc để chạy một tủ lạnh thì cường dộ dòng điện trung bình đo được là 6A. Khoảng thời gian dòng công tắc là 0,50 s. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn nói động cơ của tủ lạnh.
-
Bài tập 15 trang 45 SGK Vật lý 11
Suất điện động của một pin là 1,5V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích +2 C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện.
-
Bài tập 1 trang 51 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn phương án đúng
Bốn đồ thị a, b, c, d ở hình 10.2 diễn tả sự phụ thuộc của đại lượng trên trục tung theo đại lượng trên trục hoành. Các trường hợp trong đó vật dẫn tuân theo định luật Ôm là:
A. Hình 10.4 a
B. Hình 10.4 d
C. Hình 10.4 c
D. Hình 10.4 b
-
Bài tập 2 trang 52 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn phương án đúng.
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho:
A. Khả năng tích điện cho hai cực của nó
B. Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện
C. Khả năng thực hiện công của nguồn điện
D. Khả năng tác dụng lực của nguồn điện
-
Bài tập 3 trang 52 SGK Vật lý 11 nâng cao
Tính số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây nếu có điện lượng 15 culông dịch chuyển qua tiết diện đó trong 30 giây
-
Bài tập 7.1 trang 19 SBT Vật lý 11
Dòng điện chạy trong mạch điện nào dưới đây không phải là dòng điện không đổi ?
A. Trong mạch điện thắp sáng đèn của xe đạp với nguồn điện là đinamô.
B. Trong mạch điện kín của đèn pin.
C. Trong mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là acquy.
D. Trong mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là pin mặt trời.
-
Bài tập 7.2 trang 19 SBT Vật lý 11
Cường độ dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào ?
A. I = q2/t B. I = qt
C. I = q2t D.
-
Bài tập 7.3 trang 19 SBT Vật lý 11
Điều kiện để có dòng điện là
A. chỉ cần cấc vật dẫn điện có cùng nhiệt độ nối liền với nhau tạo thành mạch điện kín.
B. chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
C. chỉ cần có hiệu điện thế.
D. chỉ cần có nguồn điện.
-
Bài tập 7.4 trang 20 SBT Vật lý 11
Hiệu điện thế 1 V được đặt vào hai đầu điện trở 10Ω trong khoảng thời gian là 20 s. Lượng điện tích dịch chuyển qua điện trở này khi đó là bao nhiêu ?
A. 200 C. B. 20 C
C. 2 C. D. 0,005 C.
-
Bài tập 7.5 trang 20 SBT Vật lý 11
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng
A. tạo ra điện tích dương trong một giây.
B. tạo ra các điện tích trong một giây.
C. thực hiện công của nguồn điện trong một giây.
D. thực hiện công của nguồn điện khi di chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
-
Bài tập 7.6 trang 20 SBT Vật lý 11
Đơn vị đo suất điện động là
A. Ampe (A). B. Vôn (V).
C. Culông (C). D. Oát (W).
-
Bài tập 7.7 trang 20 SBT Vật lý 11
Các nguồn điện duy trì được sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện là do
A. có sự xuất hiện của lực điện trường bên trong nguồn điện
B. có sự xuất hiện của lực lạ bên trong nguồn điện
C. các hạt mang điện chuyển động không ngừng bên trong nguồn điện
D. các hạt mang điện đều chuyển động theo một hướng bên trong nguồn điện
-
Bài tập 7.8 trang 20 SBT Vật lý 11
Hai cực của pin Vôn-ta được tích điện khác nhau là do
A. các êlectron dịch chuyển từ cực đồng tới cực kẽm qua dung dịch điện phân.
B. chỉ có các ion dương kẽm đi vào dung dịch điện phân.
C. chỉ có các ion hiđrô trong dung dịch điện phân thu lấy êlectron của cực đồng.
D. các ion dương kẽm đLvào dung dịch điện phân và cả các ion hiđrô trong dung dịch thu lấy êlectron của cực đồng.
-
Bài tập 7.9 trang 20 SBT Vật lý 11
Điểm khác nhau chủ yếu giữa acquy và pin Vôn-ta là
A. sử dụng dung dịch điện phân khác nhau.
B. chất dùng làm hai cực khác nhau.
C. phản ứng hoá học ở trong acquy có thể xảy ra thuận nghịch.
D. sự tích điện khác nhau ở hai cực.
-
Bài tập 7.10 trang 21 SBT Vật lý 11
Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là I = 0,273 A.
a) Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 1 phút.
b) Tính số êlectron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong khoảng thời gian nói trên.
Biết điện tích của một êlectron là - 1,6.10-19 C.
-
Bài tập 7.11 trang 21 SBT Vật lý 11
Suất điện động của một acquy là 6 V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển lượng điện tích là 0,8 C bên trong nguồn điện từ cực âm tới cực dương của nó.
-
Bài tập 7.12 trang 21 SBT Vật lý 11
Lực lạ thực hiện một công là 840 mJ khi dịch chuyển một lượng điện tích 7.10-2 C giữa hai cực bên trong một nguồn điện. Tính suất điện động của nguồn điện này.
-
Bài tập 7.13 trang 21 SBT Vật lý 11
Pin Vôn-ta có suất điện động là 1,1 V. Tính công của pin này sản ra khi có một lượng điện tích +54 C dịch chuyển ở bên trong và giữa hai cực của pin.
-
Bài tập 7.14 trang 21 SBT Vật lý 11
Pin Lơ-clăng-sê sản ra một công là 270 J khi dịch chuyển lượng điện tích là +180C ở bên trong và giữa hai cực của pin. Tính suất điện động của pin này.
-
Bài tập 7.15 trang 21 SBT Vật lý 11
Một bộ acquy có suất điên động là 6 V và sản ra một công là 360 J khi dịch chuyển điện tích ở bên trong và giữa hai cực của nó khi acquy này phát điện.
a) Tính lượng điện tích được dịch chuyển này.
b) Thời gian dịch chuyển lượng điện tích này là 5 phút, tính cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó.
-
Bài tập 7.16 trang 21 SBT Vật lý 11
Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng điện 4 A liên tục trong 1 giờ thì phải nạp lại.
a) Tính cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp nếu nó được sử dụng liên tục trong 20 giờ thì phải nạp lại.
b) Tính suất điện động của acquy này nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 86,4 kJ.