Bài tập 3 trang 188 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn phương án đúng
Giả sử khung dây mà qua đó từ thông biến thiên như trên hình 38.8 có dạng hình chữ nhật MNPQ (hình 38.9).
Theo định luật Len – xơ thì dòng điện cảm ứng trong khung dây có chiều:
A. MNPQM
B. MQPNM
C. 0 → 0,2s: MNPQ; 0,2 → 0,3s: MQPNM
D. Chưa kết luận được vì chưa biết chiều của \(\vec B\)
Hướng dẫn giải chi tiết
Dòng điện cảm ứng trong khung dây có chiều chưa kết luận được vì chưa biết chiều của \(\vec B\)
Chọn đáp án D.
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 188 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 188 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 188 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 188 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 6 trang 188 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 7 trang 189 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 23.1 trang 58 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.2 trang 58 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.3 trang 59 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.9 trang 59 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.5 trang 59 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.6 trang 59 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.7 trang 60 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.8 trang 60 SBT Vật lý 11
-
Độ lớn cảm ứng từ tại một điểm bên trong lòng ống dây có dòng điện đi qua sẽ tăng hay giảm bao nhiêu lần nếu số vòng dây và chiều dài ống dây đều tăng lên hai lần và cường độ dòng điện qua ống dây giảm bốn lần.
bởi Nguyễn Phương Khanh 09/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bạn Minh đã làm một thí nghiệm như sau:
bởi Thu Hang 04/01/2022
- Đặt ống dây A vào trong lòng ống dây B.
- Cho dòng điện \({i_1}\) chạy qua ống dây A, \({i_1}\) biến đổi theo thời gian như đồ thị trên Hình 5.33.
Sau đó bạn Minh dự đoán rằng dòng điện \({i_2}\) trong ống dây B biến đổi theo thời gian như đồ thị trên Hình 5.34.
Hãy nhận xét về dự đoán của bạn Minh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bạn hùng đã làm một thì nghiệm như sau:
bởi Thành Tính 04/01/2022
- Đặt cố định một ống dây có lõi sắt ngang nối với acquy qua khóa K đang ngắt
- Để một vòng nhôm nhẹ, kín, linh động ở gần đầu ống dây.
- Đóng nhanh khóa K.
Hãy tìm và giải thích hiện tượng đúng sẽ xảy ra trong các dự đoán sau đây :
A. Vòng nhôm bật sang phải.
B. Vòng nhôm bật sang trái.
C. Vòng nhôm đứng yên.
D. Vòng nhôm dao động.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một ống dây dài 50 cm có 2500 vòng dây. Đường kính của ống bằng 2 cm. Cho một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01 s dòng điện tăng từ 0 đến 1,5 A. Tính suất điện động tự cảm trong ống dây.
bởi Huong Giang 05/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Cho dòng điện chạy vào ống dây. Hình 5.29 biểu thị chiều dòng điện i trong ống dây ở thời điểm t = 0. Sau đó dòng điện i biến thiên theo thời gian như đồ thị trên Hình 5.30. i < 0 ở đồ thị trên Hình 5.30 biểu diễn dòng điện có chiều ngược với chiều dòng điện trên Hình 5.29.
bởi Bo Bo 04/01/2022
a) Hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi theo thời gian của suất điện động tự cảm \({e_{tc}}\) trong ống dây.
b, \({e_{tc}} > 0\) và \({e_{tc}} < 0\) có nghĩa là gì ?
Cho biết hệ số tự cảm của ống dây L = 0,015 H.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dòng điện qua một ống dây không có lõi sắt biến đổi đều theo thời gian. Trong thời gian 0,01 s cường độ dòng điện tăng từ \({i_1} = 1A\) đến \({i_2} = 2A\), suất điện động tự cảm trong ống dây bằng \({e_{tc}} = 20V\). Hỏi hệ số tự cảm của ống dây và độ biến thiên năng lượng của từ trường trong ống dây.
bởi Bảo Hân 05/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một thanh kim loại dài 1 m trượt trên hai thanh ray đặt nằm ngang với vận tốc không đổi v=2m/s. Hai thanh ray đặt trong từ trường đều B có phương thẳng đứng, có chiều hướng từ phía sau ra phía trước mặt phẳng hình vẽ. Hai thanh ray được nối với một ống dây và một tụ điện như trên hình. Ống dây có hệ số tự cảm L = 5 mH, có điện trở \(R = 0,5\Omega \). Tụ điện có điện dung \(C = 2\mu F\). Cho B = 1,5 T. Hỏi :
bởi Ngoc Nga 04/01/2022
a) Chiều của dòng điện cảm ứng qua ống dây ?
b) Năng lượng từ trường trong ống dây ?
c) Năng lượng điện trường trong tụ điện ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho hai thanh ray dẫn điện đặt thẳng đứng, hai đầu của hai thanh ray nối với điện trở \(R = 0,5\Omega \). Hai thanh ray được đặt trong từ trường đều, đường sức từ vuông góc với mặt phẳng chứa hai thanh ray và có chiều như trên hình vẽ. Thanh kim loại MN khối lượng m = 10 g có thể trượt theo hai thanh ray. Hai thanh ray cách nhau 25 cm. Điện trở của thanh kim loại MN và hai thanh ray rất nhỏ. Coi lực ma sát giữa MN và hai thanh ray là rất nhỏ. Cho biết cảm ứng từ B = 1 T. Sau khi hai thanh ray được ít lâu thì MN chuyển động đều với vận tốc v. Tính v, lấy \(g = 10m/{s^2}\).
bởi het roi 04/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thanh kim loại OA dài 0,5 m quay trong mặt phẳng hình vẽ xung quanh điểm O. Trong khi quay, thanh OA cắt các đường sức từ của một từ trường đều. Vecto cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và có chiều như trên hình vẽ. Hãy tính suất điện động cảm ứng trong thanh OA và hiệu điện thế \({U_{OA}}\). Cho biết thanh OA quay đều, thời gian quay một vòng hết 0,5 s ; B=0,04 T.
bởi Nguyễn Tiểu Ly 05/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một khung dây dẫn tròn gồm N vòng. Khung nằm trong từ trường đều, mặt phẳng khung song song với đường sức từ. Cho khung quay xung quanh trục MN, MN qua tâm của khung và trùng với một đường sức từ. Hỏi trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng không ? Giải thích.
bởi na na 05/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một khung dây hình chữ nhật MNPQ gồm 20 vòng, MN = 5 cm, MQ = 4 cm. Khung được đặt trong từ trường đều, đường sức từ qua đỉnh M vuông góc với cạnh MN và hợp với cạnh MQ của khung một góc \({30^o}\).
bởi Bảo Lộc 04/01/2022
a) Tịnh tiến khung dây trong từ trường thì từ thông qua khung biến thiên như thế nào ?
b) Quay khung \({180^o}\) xung quanh cạnh MN. Tính độ biến thiên của từ thông qua khung.
c) Quay khung \({360^o}\) xung quanh cạnh MQ. Tính độ biến thiên của từ thông.
Cho biết \(B = {3.10^{ - 3}}T\).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho vào ống nghiệm thủy tinh các hạt mạt sắt tới gần miệng ống, rồi đậy nút lại.
bởi Sam sung 04/01/2022
a) Đưa từng cực của kim nam châm lần lượt lại gần hai đầu ống thì có hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích hiện tượng quan sát được.
b) Quệt dọc chiều dài ống nghiệm lần theo cùng một hướng vào một cực của nam châm mạnh. Lại lần lượt đưa từng cực của kim nam châm tới gần hai đầu ống chứa mạt sắt. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.
c) Lắc mạnh ống thủy tinh ở câu b nhiều lần, sẽ quan sát thấy hiện tượng gì nếu lại lần lượt đưa từng cực của kim nam châm tới gần từng đầu ống thủy tinh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đưa một nam châm mạnh lại gần một chong chóng mà cánh làm bằng các lá sắt. Đốt một ngọn đèn ở dưới chong chóng thì chong chóng quay. Hãy giải thích vì sao ?
bởi Tram Anh 05/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời