Bài tập 23.1 trang 58 SBT Vật lý 11
Câu nào dưới đây nói về từ thông là không đúng ?
A. Từ thông qua mặt S là đại lượng xác định theo công thức Φ= B.S.cosα, với α là góc tạo bởi cảm ứng từ B và pháp tuyến n dương của mặt S.
B. Từ thông là một đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không.
C. Từ thông qua mặt S chỉ phụ thuộc diện tích của mặt S, không phụ thuộc góc nghiêng của mặt đó so với hướng của các đường sức từ.
D. Từ thông qua mặt S được đo bằng đơn vị vêbe (Wb) : 1 Wb = 1 T.m2, và có giá trị lớn nhất khi mặt này vuông góc với các đường sức từ.
Hướng dẫn giải chi tiết
Từ thông qua mặt S chỉ phụ thuộc diện tích của mặt S, không phụ thuộc góc nghiêng của mặt đó so với hướng của các đường sức từ.
Đáp án C
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 6 trang 188 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 7 trang 189 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 23.2 trang 58 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.3 trang 59 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.9 trang 59 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.5 trang 59 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.6 trang 59 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.7 trang 60 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.8 trang 60 SBT Vật lý 11
-
Trong công thức tính từ thông qua một khung dây, Ф = BS.cosα, góc α là góc giữa
bởi Nhật Duy 03/03/2021
A. véc-tơ cảm ứng từ và mặt phẳng khung dây
B. véc-tơ cảm ứng từ và trục quay của khung dây
C. véc-tơ pháp tuyến và mặt phẳng khung dây
D. véc-tơ cảm ứng từ và véc-tơ pháp tuyến của khung dây
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có hai ống dây, ống thứ nhất dài 30 cm, đường kính ống dây 1 cm, có 300 vòng dây; ống thứ hai dài 20 cm, đường kính ống dây 1,5 cm, có 200 vòng dây.
bởi Bánh Mì 03/03/2021
Cường độ dòng điện chạy qua hai ống dây bằng nhau. Gọi cảm ứng từ bên trong ống dây thứ nhất và thứ hai lần lượt là B1 và B2 thì
A. B1 = B2
B. B1 = 1,5B2
C. B1 = 2B2
D. B2 = 1,5B1
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai dòng điện không đổi có cường độ I1=6A và I2=9A chạy ngược chiều trong hai dây dẫn thẳng, rất dài, song song với nhau và cách nhau 10 cm trong chân không.
bởi Nhật Mai 03/03/2021
Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M cách dây dẫn mang dòng điện I1 một đoạn 6 cm và cách dây dẫn mang dòng điện I2 một đoạn 8 cm có độ lớn bằng
A. \({3.10^{ - 5}}T\).
B. \({0,25.10^{ - 5}}T\).
C. \({4,25.10^{ - 5}}T\).
D. \({3,3.10^{ - 5}}T\).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nếu dòng điện qua dây dẫn giảm 5A so với ban đầu thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây là
A. 0,6π μT
B. 0,3 μT
C. 0,2π μT
D. 0,5π μT
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Từ thông xuyên qua một khung dây dẫn phẳng biến thiên điều hòa theo thời gian theo quy luật ϕ = ϕ0cos(ωt + φ1).
bởi thủy tiên 26/02/2021
Làm cho trong khung dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng e = E0cos(ωt + ϕ2). Hiệu φ2 – φ1 nhận giá trị là:
A. 0.
B.-π/2.
C.π/2.
D. π.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Câu 17: Một đoạn dây dẫn dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó có độ lớn 0,03 N. Cảm ứng từ của từ trường đều có giá trị là *
bởi ice blue 26/02/2021
Câu 17: Một đoạn dây dẫn dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó có độ lớn 0,03 N. Cảm ứng từ của từ trường đều có giá trị là *
Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Từ thông qua một vòng dây dẫn là \(\phi = \frac{{{{2.10}^{ - 2}}}}{\pi }\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\)(Wb).
bởi Trần Thị Trang 24/02/2021
Biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây này là:
A. \(e = 2\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\)(V).
B. \(e = 2\cos \left( {100\pi t + \frac{{3\pi }}{4}} \right)\)(V).
C. \(e = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\)(V).
D. \(e = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\)(V).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nêu các cách làm thay đổi từ thông qua một mạch kín?
bởi Lò Như 20/02/2021
1, nêu cách làm thay đỏi từ thông qua một mạch kín?
2,Tại sao khi quay trục quay mô tơ (mô tơ trong đồ chơi ô tô chạy pin của trẻ em) và nối 2 đầu dây của mô tơ ra một bóng đèn led nhỏ thì đèn sáng lên?
Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Một khung dây được đặt trong từ trường đều vecto B có trục quay Δ của khung vuông góc với các đường cảm ứng từ.
bởi Trieu Tien 19/02/2021
Cho khung quay đều quanh trục Δ, thì từ thông gửi qua khung có biểu thức \(\phi = \frac{1}{{2\pi }}\cos \left( {100\pi + \frac{\pi }{3}} \right)\) (Wb). Biểu thức suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là:
A. \(e = 50\cos \left( {100\pi t + \frac{{5\pi }}{6}} \right)\)(V).
B. \(e = 50\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\)(V).
C. \(e = 50\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\)(V).
D. \(e = 50\cos \left( {100\pi t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)\)(V).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một khung dây S hình chữ nhật có diện tích 100cm2, quay đều trong từ trường đều B = 0,2 T (vecto B vuông góc với trục quay).
bởi Hoàng giang 19/02/2021
Từ thông cực đại gửi qua một vòng dây là:
A. 20 mWb
B. 2 mWb
C. 1 mWb
D. 10 mWb
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây khi nhìn vào mặt trên trong trường hợp cho nam châm rơi thẳng đứng xuyên qua tâm vòng dây giữ cố định như hình vẽ là
bởi Nguyễn Anh Hưng 19/02/2021
A. lúc đầu dòng điện cùng kim đồng hồ, khi nam châm xuyên qua đổi chiều ngược kim đồng hồ.
B. lúc đầu dòng điện ngược kim đồng hồ, khi nam châm xuyên qua đổi chiều cùng kim đồng hồ.
C. không có dòng điện cảm ứng trong vòng dây.
D. dòng điện cảm ứng cùng kim đồng hồ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
điện tích xuất hiện ở hai đầu của đoạn dây do hiện tượng cảm ứng điện từ được biểu diễn như hình vẽ. Cảm ứng từ có
A. hướng xuống thẳng đứng.
B. hướng ra mặt phẳng hình vẽ.
C. hướng vào mặt phẳng hình vẽ.
D. hướng sang phải.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khung dây kim loại phẳng có diện tích S có N=100 vòng dây quay đều với tốc độ 50 vòng/giây quanh trục vuông góc với đường sức của từ trường đều B=0,1T.
bởi Nguyễn Quang Minh Tú 17/02/2021
S=50cm2. Chọn gốc thời gian t=0 là lúc pháp tuyến của khung dây có chiều trùng với chiều của vecto cảm ứng từ. Biểu thức từ thông qua khung dây là
A. \(\Phi = 500\cos \left( {100\pi t} \right)\)Wb.
B. \(\Phi = 500\sin \left( {100\pi t} \right)\)Wb.
C. \(\Phi = 0,05\sin \left( {100\pi t} \right)\)Wb.
D. \(\Phi = 0,05\cos \left( {100\pi t} \right)\)Wb.
Theo dõi (0) 1 Trả lời