Bài tập 7 trang 189 SGK Vật lý 11 nâng cao
Khung dây MNPQ cứng, phảng, diện tích 25cm2, gồm 10 vòng dây. Khung dây được đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây và có chiều như trên Hình 38.10a. Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đường biểu diễn trên Hình 38.10b.
a) Tính độ biến thiên của từ thông qua khung dây kể từ lúc t = 0 đến t = 0,4s.
b) Xác định suất điện động cảm ứng trong khung
c) Tìm chiều của dòng điện cảm ứng trong khung
Hướng dẫn giải chi tiết
Ta có:
S = 25cm2
N = 10 vòng dây
\(\alpha = \left( {\vec n,\vec B} \right) = 0\)
a) Độ biến thiên của từ thông qua khung dây kể từ lúc t = 0 đến t = 0,4s.
\(\begin{array}{l} {\rm{\Delta }}t = 0,4{\rm{ }}\left( s \right)\\ {\rm{\Delta }}\phi ' = {\phi _1} - {\phi _2} = N{B_1}S\\ = 10.2,{4.10^{ - 3}}{.25.10^{ - 4}} - 0\\ \Rightarrow {\rm{\Delta }}\phi ' = {6.10^{ - 5}}\left( {Wb} \right) \end{array}\)
b) Suất điện động cảm ứng trong khung:
\(\begin{array}{l} {e_C} = - \frac{{{\rm{\Delta }}\phi }}{{{\rm{\Delta }}t}} = - \frac{{0 - {{6.10}^{ - 5}}}}{{0,4}} = 0,{15.10^{ - 3}}\left( V \right)\\ \Rightarrow {e_C} = 0,15\left( {mV} \right) \end{array}\)
c) Chiều của dòng điện cảm ứng trong khung tìm bằng định luật Len-xơ.
Ta có B giảm dần nên từ trường \(\overrightarrow {B'} \) của dòng điện cảm ứng cùng chiều với \(\overrightarrow {B} \). Theo quy tắc nắm tay phải, ta có chiều dòng điện cảm ứng như hình vẽ.
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 5 trang 188 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 6 trang 188 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 23.1 trang 58 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.2 trang 58 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.3 trang 59 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.9 trang 59 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.5 trang 59 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.6 trang 59 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.7 trang 60 SBT Vật lý 11
Bài tập 23.8 trang 60 SBT Vật lý 11
-
Nêu khái niệm hiện tượng cảm ứng điện.
bởi phannam 07/05/2021
Theo dõi (1) 2 Trả lời -
Theo dõi (0) 0 Trả lời
-
Từ thông qua một mạch điện kín phụ thuộc vào:
bởi Nguyen Phuc 08/03/2021
A. tiết diện của dây dẫn làm mạch điện.
B. khối lượng của dây dẫn làm mạch điện.
C. điện trở của dây dẫn làm mạch điện.
D. hình dạng, kích thước của mạch điện.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nếu một vòng dây dẫn quay trong từ trường đều quanh một trục vuông góc với từ trường, dòng điện cảm ứng
bởi Nguyễn Bảo Trâm 08/03/2021
A. đổi chiều sau mỗi vòng quay.
B. không đổi chiều.
C. đổi chiều sau mỗi một phần tư vòng.
D. đổi chiều sau nửa vòng quay.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Đơn vị của từ thông là:
bởi Bao Chau 07/03/2021
A. Ampe (A)
B. Tesla (T)
C. Vêbe (Wb)
D. Vôn (V)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một khung dây phẳng có diện tích 10cm2 đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 30 độ.
bởi Bình Nguyen 07/03/2021
Độ lớn từ thông qua khung là 3.10−5(Wb). Cảm ứng từ có giá trị:
A. B=3.10−2(T)
B. B=4.10−2(T)
C. B=5.10−2(T)
D. B=6.10−2(T)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một khung dây có hình vuông và có cạnh dài 4cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B. Từ thông qua mặt phẳng khung dây có độ lớn là?
bởi hi hi 07/03/2021
B=4.10−5T, mặt phẳng khung dây tạo với các đường sức từ một góc 600.
A. 11,1.10−6Wb
B. 6,4.10−8Wb
C. 5,54.10−8Wb
D. 3,2.10−6Wb
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một đoạn dây đồng DC dài 20cm, nặng 12g được treo ở hai đầu bằng sợi dây mềm, rất nhẹ, cách điện sao cho đoạn dây DC nằm ngang.
bởi Nguyễn Bảo Trâm 08/03/2021
Đưa đoạn dây đồng vào trong từ trường đều có cảm ứng từ B=0,2T, hướng thẳng đứng lên trên. Dây treo có thể chịu được lực kéo lớn nhất là 0,075N. Lấy g=10m/s2. Để dây không bị đứt thì dòng điện qua dây DC lớn nhất bằng
A. 1,88A
B. 1,66A
C. 2,36A
D. 2,25A
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Treo đoạn dây dẫn MN có chiều dài l, khối lượng của một đơn vị chiều dài là D=0,04kg/m bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang, biết cảm ứng từ có chiều như hình vẽ, có độ lớn B=0,04T.
bởi thanh hằng 08/03/2021
Xác định chiều và độ lớn của I để lực căng dây bằng 0?
A. Chiều từ M đến N, độ lớn I=10A
B. Chiều từ N đến M, độ lớn I=15A
C. Chiều từ M đến N, độ lớn I=15A
D. Chiều từ N đến M, độ lớn I=10A
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai điện tích q1=8μC và q2=−2μC có cùng khối lượng và ban đầu chúng bay cùng hướng cùng vận tốc vào một từ trường đều.
bởi Lan Ha 07/03/2021
Điện tích q1 chuyển động cùng chiều kim đồng hồ với bán kính quỹ đạo 4cm. Điện tích q2 chuyển động
A. cùng chiều kim đồng hồ với bán kính 16cm
B. ngược chiều kim đồng hồ với bán kính 16cm
C. ngược chiều kim đồng hồ với bán kính 8cm
D. cùng chiều kim đồng hồ với bán kính 8cm
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. độ lớn cảm ứng từ
B. diện tích đang xét
C. góc tạo bởi pháp tuyến và véc tơ cảm ứng từ
D. nhiệt độ môi trường
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một khung dây hình vuông cạnh 20 cm Đặt cố định trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng khung b=0.4T điện trở của khung dây là 2 ôm trong khoảng thời gian 0,1 giây cho cảm ứng từ tăng đều từ 0,4 t đến 0,8 T tính độ lớn của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung
bởi hongm 07/03/2021
Giúp em lẹ với ạ !!!Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Tìm độ lớn từ thông qua diện tích S ?
bởi Kim Ngan 04/03/2021
Một khung dây phẳng đặt trong từ trường đều B=5.10-2 T. Mặt phẳng khung dây hợp với B một góc α = 300. Khung dây giới hạn bởi diện tích 12 cm2.
A. 0,3.10-5Wb
B. 3.10-5Wb
C. 0,3√3.10-5Wb
D. 3√3.10-5Wb
Theo dõi (0) 1 Trả lời