Giải bài 2 tr 203 sách GK Lý lớp 11
Trình bày các hoạt động và các đặc điểm sau của mắt:
- Điều tiết;
- Điểm cực cận;
- Điểm cực viễn;
- Khoảng nhìn rõ.
Gợi ý trả lời bài 2
Trình bày các hoạt động và các đặc điểm của mắt
-
Sự điều tiết
-
Điều tiết là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của mắt để cho ảnh của các vật ở cách mắt những khoảng khác nhau vẫn được tạo ra ở màng lưới.
-
Việc này được thực hiện nhờ các cơ vòng của mắt. Khi bóp lại, các cơ này làm thể thủy tinh phồng lên, giảm bán kính cong, do đó tiêu cự của mắt giảm.
-
Khi mắt ở trạng thái không điều tiết, tiêu cự của mắt lớn nhất.
-
Khi các cơ mắt bóp tối đa, mắt ở trạng thái điều tiết tối đa và tiêu cự của mắt nhỏ nhất.
-
-
Điểm cực viễn.
-
Khi mắt không điều tiết, điểm trên trục của mắt mà ảnh được tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực viễn Cv (hay viễn điểm) của mắt. Đó cũng là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ. Đối với mắt không có tật, điểm cực viễn ở xa vô cùng (vô cực).
-
-
Điểm cực cận.
-
Khi mắt điều tiết tối đa, điểm trên trục của mắt mà ảnh còn được tạo ra ở ngay tại màng lưới gọi là điểm cực cận Cc (hay cận điểm) của mắt. Đó cũng là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ. Càng lớn tuổi điểm cực cận càng lùi ra xa mắt.
-
-
Khoảng nhìn rõ
-
Khoảng cách giữa điểm cực viễn và điểm cực cận gọi là khoảng nhìn rõ của mắt. Các khoảng cách OCv và Đ = OCc từ mắt tới các điểm cực viễn và cực cận cũng thường được gọi tương ứng là khoảng cực viễn, khoảng cực cận.
-
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
Video hướng dẫn giải bài 2 SGK
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 203 SGK Vật lý 11
Bài tập 3 trang 203 SGK Vật lý 11
Bài tập 4 trang 203 SGK Vật lý 11
Bài tập 5 trang 203 SGK Vật lý 11
Bài tập 6 trang 203 SGK Vật lý 11
Bài tập 7 trang 203 SGK Vật lý 11
Bài tập 8 trang 203 SGK Vật lý 11
Bài tập 9 trang 203 SGK Vật lý 11
Bài tập 10 trang 203 SGK Vật lý 11
Bài tập 1 trang 253 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 253 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 253 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 31.1 trang 86 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.2 trang 86 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.3 trang 86 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.4 trang 86 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.5 trang 86 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.6 trang 87 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.7 trang 87 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.8 trang 87 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.9 trang 87 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.10 trang 87 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.11 trang 87 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.12 trang 88 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.13 trang 88 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.14 trang 88 SBT Vật lý 11
-
Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50 cm, điểm cực cận cách mắt OCC, đeo kính sát mắt có độ tụ Dk thì nhìn được các vật cách kính từ 20 cm đến vô cùng. Để đọc được những dòng chữ nhỏ mà không phải điều tiết, người này bỏ kính ra và dùng một kính lúp có tiêu cự fL = 0,35.OCC, đặt sát mắt. Khi đó phải đặt trang sách cách kính lúp bao nhiêu?
bởi Nguyễn Vân 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một người cận thị có điểm cực cận cách mắ OCC = 12cm và điểm cực viễn cách mắt OCV. Người đó dùng một kính lúp có độ tụ 10dp để quan sát một vật nhỏ. Mắt đặt sát kính. Phải đặt vật trong khoảng trước kính lúp từ dc tới 80/9 cm thì mới có thể quan sát được. Giá trị (OCV – 11dC) bằng:?
bởi Lê Minh 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một người dùng kính lúp có tiêu cự f = 4 cm để quan sát một vật nhỏ AB, mắt cách kính một khoảng 10 cm. Người đó chỉ nhìn rõ các vật khi đặt vật cách kính trong khoảng từ 2,4 cm đến 3,6 cm. Nếu mắt đặt cách kính 4 cm thì phải đặt vật cách kính trong phạm vi từ ?
bởi Nguyễn Ngọc Sơn 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một người đứng tuổi khi nhìn những vật ở xa thì không phải đeo kính nhưng khi đeo kính có độ tụ 1 dp thì đọc được trang sách đặt cách mắt gần nhất là 25 cm (mắt sát kính). Người này bỏ kính ra và dùng một kính lúp có độ tụ 32 dp để quan sát một vật nhỏ. Mắt cách kính 30 cm. Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
bởi Nguyễn Ngọc Sơn 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Một kính lúp mà trên vành kính có ghi 5x. Một người sử dụng kính lúp này để quan sát một vật nhỏ, chỉ nhìn thấy ảnh của vật được đặt cách kính từ 4cm đến 5cm. Mắt đặt sát sau kính. Xác định khoảng nhìn rõ của người này?
bởi Bánh Mì 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một học sinh cận thị có các điểm CC, CV¬ cách mắt lần lượt là 10cm và 90cm. Học sinh này dùng kính lúp có độ tụ + 10dp để quan sát một vật nhỏ. Mắt đặt sát kính. Vật phải đặt trong khoảng nào trước kính?
bởi Lê Tường Vy 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ O1 có tiêu cự f1 = 30 cm và cách thấu kính một khoảng d1. Phía sau O1 một khoảng 34 cm đặt đồng trục một thấu kính O2 có tiêu cự f2 = 4 cm. Một người có điểm cực viễn xa vô cùng và điểm cực cận cách mắt 20 cm nhìn đặt mắt sát tại vào O2 để quan sát ảnh của AB qua hệ thấu kính trong trạng thái không điều tiết. Mắt vẫn ở vị trí cũ, bỏ quang hệ, quan sát trực tiếp AB thì góc trông vật giảm đi bao nhiêu lần so với khi quan sát qua quang hệ?
bởi An Vũ 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời