Bài tập 3 trang 299 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một lượng khí lí tưởng có thể tích V1 = 1 lít, áp suất p1 = 1atm được dãn đẳng nhiệt tới khi đạt thể tích V2 = 2 lít. Sau đó người ta làm lạnh khí, áp suất của khí giảm đi một nửa, còn thể tích thì không đổi. Cuối cùng thì dãn đẳng áp tới khi thể tích đạt giá trị V3 = 4 lít. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của p vào V và dùng đồ thị để so sánh công trong các quá trình.
Hướng dẫn giải chi tiết
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của p vào V được mô tả như hình vẽ:
* So sánh công trong các quá trình:
+ Quá trình đẳng tích BC: A2 = 0.
+ Quá trình đẳng áp CD: Công A3 bằng diện tích hình chữ nhật CDHN.
A3= SCDHN = 2.0,25 = 0,5 (lít.atm)
+ Quá trình đẳng nhiệt AB: Công bằng diện tích hình thang cong ABNM:
\(\begin{array}{l} {A_1} = {S_{ABNM}} = {S_{B'BNM}} + {\rm{ }}{S_{ABB'}}\\ = 1\left( l \right).0,5\left( {atm} \right) + {S_{ABB}} > {A_3} \end{array}\)
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 299 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 2 trang 299 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 4 trang 299 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 33.1 trang 79 SBT Vật lý 10
Bài tập 33.2 trang 79 SBT Vật lý 10
Bài tập 33.3 trang 79 SBT Vật lý 10
Bài tập 33.4 trang 79 SBT Vật lý 10
Bài tập 33.5 trang 80 SBT Vật lý 10
Bài tập 33.6 trang 80 SBT Vật lý 10
Bài tập 33.7 trang 80 SBT Vật lý 10
Bài tập 33.8 trang 80 SBT Vật lý 10
Bài tập 33.9 trang 81 SBT Vật lý 10
-
Tại sao đèn kéo quân ngừng quay ?
bởi Bo Bo 04/01/2022
Vào dịp Tết Trung thu, chúng ta thường chơi đèn kéo quân. Đèn kéo quân có thể coi là một động cơ nhiệt. Khi ngọn nến (hiện nay người ta thường thay nến bằng một bóng đèn điện dây tóc) được thắp sáng thì "tán" đèn quay kéo theo các "quân" treo vào tán đèn, tạo nên các hình bóng rất sinh động trên giấy bọc đèn.
Tuy nhiên nếu chúng ta bỏ đèn vào một hộp thuỷ tinh kín thì dù bóng đèn điện vần sáng, đèn cũng chỉ quay một thời gian ngắn rồi ngừng lại không quay nữa. Hãy sử dụng các nguyên lí của NĐLH để giải thích hiện tượng trên.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong một xilanh đặt nằm ngang có một lượng không khí thể tích 2,73 \(dm^3\) ở điều kiện chuẩn. Người ta hơ nóng xilanh sao cho nhiệt độ tăng thêm 40°C và pit-tông dịch chuyển đều trong khi áp suất của không khí trong xilanh coi như không đổi. Tính công do lượng khí sinh ra khi dãn nở. Công này có phụ thuộc diện tích của mặt pit-tông không ? Bỏ qua ma sát giữa pit-tông và xilanh.
bởi Ho Ngoc Ha 04/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một khối khí chứa trong một xilanh đặt thẳng đứng có pit-tông trọng lượng không đáng kể, diện tích đáy 10 \(cm^2\), có thể dịch chuyển được. Tính công cần thực hiện để kéo pit-tông lên cao thêm 10 cm. Biết nhiệt độ của khí không đổi, áp suất khí quyển bằng 1 at, và công khí sinh ra trong quá trình này là 7,5 J.
bởi Kim Ngan 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một bình chứa 14 g khí nitơ ở nhiệt độ 27°C và áp suất 1 atm. Sau khi hơ nóng, áp suất trong bình chứa khí tăng lên tới 5 at. Hãy tính nhiệt lượng cần cung cấp cho khí nitơ và độ tăng nội năng của khí
bởi Minh Tú 03/01/2022
Biết nhiệt dung riêng của nitơ trong quá trình nung nóng đẳng nhiệt là cV = 742 J/(kg.K). Coi sự nở vì nhiệt của bình là không đáng kể.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Một viên đạn bằng bạc có khối lượng 2 g đang bay với vận tốc 200 m/s thì va chạm vào một bức tường gỗ. Nếu coi viên đạn không trao đổi nhiệt với bên ngoài thì nhiệt độ của viên đạn sẽ tăng thêm bao nhiêu độ ? Nhiệt dung riêng của bạc là 234 J/(kg.K).
bởi Nguyen Ngoc 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một vật khối lượng 1 kg trượt không vận tốc đầu trên một mặt phẳng nghiêng dài 0,80 m đặt nghiêng 30° so với mặt phẳng nằm ngang. Khi tới chân mặt phẳng nghiêng, vận tốc của vật đạt 1,2 m/s. Nhiệt lượng do vật toả ra do ma sát là bao nhiêu?
bởi Van Tho 04/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hệ thức ΔU = Q là hệ thức của nguyên lí I NĐLH áp dụng cho quá trình nào của khí lí tưởng ?
bởi Hồng Hạnh 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời