OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn văn 6 Cây tre Việt Nam tóm tắt

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190702/.pdf?r=5704
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam. Để cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 6 Cây tre Việt Nam tóm tắt​. Chúc các em có thêm những kiến thức hay và bổ ích thông qua bài soạn này.

 

 
 

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 2 phần:
    • Phần 1 (Từ đầu đến "tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre"): tre gắn bó với con người Việt Nam trong sản xuất, chiến đấu và đời sống.
    • Phần 2 (Còn lại): Tre trong tương lai công nghiệp hóa đất nước.

2. Hướng dẫn soạn văn Cây tre Việt Nam

Câu 1. Nêu đại ý của bài văn.

Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn.

  • Tham khảo mục 1 (Bố cục văn bản).

Câu 2. Để làm rõ ý "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam", bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. Em hãy:

a) Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bõ của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày.

b) Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.

Gợi ý:

a) Những chi tiết thể hiện sự gắn bó của tre trong lao động, sản xuất:

  • Bóng tre trùm lên làng bản, thôn xóm
  • Tre là cánh tay của người nông dân
  • Tre là người nhà
  • Tre là tình cảm trai gái, là đồ chơi con trẻ, là nguồn vui tuổi già
  • Tre với người sống chết có nhau, chung thủy
  • Tre là người đồng cam cộng khổ chiến đấu
    • Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông che, tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

b. Giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre đối với con người:

  • Cây tre trở nên gần gũi, gắn bó với con người, ca ngợi công lao và phẩm chất của tre.

Câu 3. Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa?

  • Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre trong tương lai, khi đất nước bước vào thế kỉ mới.
    • Xi măng, cốt thép, dần trở nên quen thuộc thay thế tre nứa
    • Tác giả khẳng định không gì có thể thay thế tre nứa
    • Tre nứa vẫn trở thành bóng mát, làm cổng chào, hóa thân vào âm nhạc, văn hóa

Câu 4. Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?

  • Bài văn miêu tả cây tre với vẻ đẹp, phẩm chất: thanh cao, giản dị, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, chí khí, bất khuất.
  • Ca ngợi phẩm chất cây tre cũng chính là ca ngợi đức tính, phẩm chất con người, dân tộc Việt Nam.

Trên đây là bài Soạn văn 6 Cây tre Việt Nam tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Cây tre Việt Nam.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF