OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn văn 6 Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử tóm tắt

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190702/.pdf?r=1653
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bút kí Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa làm "chứng nhân lịch sử" của cầu Long Biên để từ đó làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử. Để cảm nhận sâu sắc hơn về bài thơ, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 6 Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử tóm tắt. Hi vọng với tư liệu này, các em sẽ dễ dàng nắm bắt được những kiến thức khái quát về tác phẩm trước khi bước vào tiết học.

 

 
 

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: (Từ đầu đến "của thủ đô Hà Nội"): Giới thiệu chung về cầu Long Biên.
    • Phần 2: (Tiếp theo đến "vẫn dẻo dai, vững chắc"): Cầu Long Biên - nhân chứng lịch sử.
    • Phần 3 (Còn lại): Cầu Long Biên trong đời sống hiện đại.

2. Hướng dẫn soạn văn Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử

Câu 1. Bài văn Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn?

  • Tham khảo mục 1 (Bố cục văn bản).

Câu 2. Em biết được điều gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình làm cầu? So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn Đọc thêm (SGK) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm vể qui mô và tính chất của cầu Long Biên?

  • Cầu Long Biên qua điểm nhìn của tác giả, người đọc thấy được:
    • Lịch sử tên của cầu: cầu Đu- me
    • Chiều dài: 2290 m
    • Nặng 17 nghìn tấn
    • Là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
    • Kĩ thuật: Sản phẩm của văn minh cầu sắt và bằng mồ hôi của bao người.
  •    Quy mô của cầu Long Biên tuy nhỏ hơn cầu Thăng Long và Chương Dương, song xét về mặt lịch sử thì cây cầu này có mặt trong suốt gần 100 năm trước.

Câu 3. Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.

a) Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì vể lịch sử?

b) Việc trích dẫn một bài thơ và một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật “ chứng nhân ” của cầu Long Biên?

c) So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích (cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình làm cầu). Vì sao ở đây tác giả bộc lộ tình cảm rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên?

Gợi ý:

a) Những cảnh vật và sự vệc đã được ghi lại:

  • Màu xanh của bãi ngô, bãi mía, nương dâu, vườn chuối
  • Ánh đèn mọc lên như sao sa.
  • Nhìn xuống cầu nhớ đoàn quân bí mật ra đi năm 1946.
  • Nhìn bầu trời nhớ những năm tháng oanh liệt chống không lực Hoa Kì: những lần đầu bị đánh bom.
  • Những ngày nước cao: dòng sông Hồng đỏ cuồn cuộn chảy, cầu như chiếc võng đưa.
  • → Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử cho cả thế kỉ XX .

b) Việc trích thơ và nhạc đã tạo nên “chứng nhân” về nghệ thuật với cây cầu. Nó gắn bó với cây cầu với kí ức với tâm hồn con người.

c) Cách kể ở đoạn này bộc lộ tình cảm của tác giả rõ ràng hơn ở đoạn trước vì người kể xưng tôi tức là kể về chiếc cầu qua cảm nhận của chính mình. Tác giả đã kết hợp kể, tả và bộc lộ cảm xúc khiến cho kỉ niệm trở thành nhân chứng sống.

Câu 4. Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.

a) Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử? Có thể thay từ chứng nhân thành chứng tích (dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua) được không? Hãy tóm tắt những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến và nêu lên ý nghĩa của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng.

b) Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn sau đây: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.

Vì sao nhịp cầu bằng thép của Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim?

Gợi ý:

a) Cách đặt tên "chứng nhân lịch sử" bởi Cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử bi hùng của đất nước.

  • Không thể thay thế "chứng nhân" bởi "chứng tích". Vì "chứng tích" chỉ là dấu tích, hiện vật thiếu đi sắc thái, cảm xúc mà "chứng nhân" thể hiện.
  • Những sự kiện lịch sử cầu Lòng Biên chứng kiến:
    • Người dân thủ đô và Trung đoàn rts lên chiến khu.
    • Cầu từng là mục tiêu ném bom nhiều lần của đế quốc Mĩ, chịu nhiều đau thương.
  • Các tính từ "sống động", "đau thương", "anh dũng" nói lên những biến cố mà cây cầu từng trải qua và chứng kiến thật sự tàn khốc, đau buồn nhưng hào hùng.

b) So sánh câu cuối với câu văn rút gọn: Câu văn rút gọn thiếu "đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách" làm thiếu đi sắc thái biểu cảm mà câu đầy đủ thể hiện qua liên tưởng "nhịp cầu vô hình"

  • Nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim. Bởi con mắt cây cầu chứng kiến bao đau thương, anh dũng của lịch sử truyền vào trái tim du khách.

Trên đây là bài Soạn văn 6 Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF