OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Soạn văn 12 Sóng tóm tắt

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190604/.pdf?r=5607
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Soạn văn 12 Sóng tóm tắt được Học247 biên soạn và tổng hợp dựa trên cơ sở bám sát những câu hỏi trong SGK. Hi vọng, thông qua bài soạn văn tóm tắt này, các em sẽ trả lời được các câu hỏi trong phần soạn bài và cảm thụ được vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng. Chúc các em có một tiết học hay và thú vị.

 

 
 

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 4 phần:
    • Phần 1: (2 khổ thơ đầu): Những cảm xúc, suy nghĩ về sóng biển và tình yêu.
    • Phần 2: (2 khổ tiếp theo): Suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu.
    • Phần 3: (3 khổ thơ tiếp theo): Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái trong tình yêu

    • Phần 4 (còn lại): Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt

2. Hướng dẫn soạn văn Sóng

Câu 1: Anh (chị) có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ? Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?

  • Về âm điệu, nhịp điệu bài thơ.
    • Nhịp điệu bài thơ mô phỏng nhịp điệu của sóng biển: dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ, dưới lòng sâu, trên mặt nước…
  • Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố:
    • Thể thơ năm chữ
    • Cách ngắt nhịp linh hoạt
    • Cách gieo vần, phối thanh

Câu 2: Hình tượng bao trùm và xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.

  •  Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng.
    • "Sóng" mang nghĩa tả thực: con sóng với nhiều trạng thái mâu thuẫn, trái ngược nhau. Sóng được miêu tả chân thực, sinh động ngoài biển khơi. Sóng có tính cách, tâm trạng, tâm hồn.
    • Nghĩa biểu tượng của "sóng":
      • Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn liền với hình tượng sóng.
      • Hình tượng sóng được gợi ra trong cả bài thơ bằng âm điệu: dào dạt, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thì thầm sâu lắng, gợi âm hưởng của những đợt sống miên man, vô tận.
      • Là hình tượng ẩn dụ, sự hoá thân của nhân vật trữ tình “em”. Xuân Quỳnh lấy hình tượng sóng để thể hiện một tình yêu sôi nổi, chân thành và dạt dào khát vọng.

Câu 3: Giữa sóng và em trong bài thơ có mối quan hệ như thế nào? Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật kết cấu của bài thơ. Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn mình với những con sóng. Hãy chỉ ta sự tương đồng đó.

  • Hai hình tượng là "sóng" và "em": song hành, tuy hai mà một, khi hoà nhập, khi tách rời diễn tả sâu sắc, sinh động, mãnh liệt khát vọng của Xuân Quỳnh.
  • Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch trong dòng suy nghĩ và cảm xúc.
  • Sự tương đồng trong tâm hồn người phụ nữ với các con sóng:
  • Sóng nhớ bờ - ngày đêm không ngủ, em nhớ anh: khi thức lẫn khi vô thức (mơ) → sự tương đồng trong nỗi nhớ: sâu đậm, chiếm cả tầng sâu, bề rộng (lòng sâu, mặt nước); khắc khoải trong mọi thời gian (ngày- đêm, mơ- thức), choáng ngợp cả lòng người.

Câu 4: Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh (chị), tâm hồn người phụ nữ đó có đặc điểm gì?

  • Tâm hồn người phụ nữ khi yêu:
    • Đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu dễ thương và chung thủy trong tình yêu
    • Táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc, dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu.

Trên đây là bài Soạn văn 12 Sóng tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Sóng.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF