OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn văn 12 Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm tóm tắt

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190603/.pdf?r=7286
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bài thơ Đất nước thể hiện cách nhìn mới mẻ, độc đáo về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm trên nhiều góc độ khác nhau: văn hóa, lịch sử, địa lí. Với văn bản này, Học247 xin giới thiệu đến các em bài soạn văn 12 Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm tóm tắt. Hi vọng với bài soạn văn tóm tắt này, các em sẽ chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp.

 

 
 

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 2 phần:
    • Phần 1: (từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời”): Đất nước bình dị, gần gũi được cảm nhận từ nhiều phương diện của đời sống.
    • Phần 2: (còn lại): Tư tưởng đất nước của nhân dân.

2. Hướng dẫn soạn văn Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

Câu 1: Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình từng phần và tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả.

  • Tham khảo mục 1 (Bố cục văn bản)

Câu 2: Trong phần đầu của đoạn trích (từ đấu đến "làm nên Đất Nước muôn đời”), tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này?

  • Đất nước được tác giả cảm nhận trên rất nhiều các phương diện:
    • Không gian đất nước:
      • Tác giả tách hai yếu tố đất và nước để cảm nhận một cách độc đáo
      • Đất nước là không gian gắn với cuộc sống của mỗi người, của anh và của em, là nơi hẹn hò của anh, em, của chúng ta: nơi ta hẹn hò, nơi anh đến trường, nơi em tắm
      • Không gian mênh mông với rừng vàng biển bạc
      • Là nơi sinh tồn và phát triển của cả cộng đồng dân tộc
    • Thời gian lịch sử của đất nước: được nhìn xuyên suốt mạch thời gian từ quá khứ đến hiện tại và đến tương lai
    • Văn hóa:
      • Phong tục tập quán: ăn trầu, búi tóc sau đầu,...
      • Truyền thống: đấu tranh dựng nước và giữ nước
      • Những câu chuyện kể từ ngàn đời
  • Cách cảm nhận của tác giả vừa thiêng liêng, vừa sâu xa, lớn lao mà vẫn gần gũi với cuộc sống của con người. 

Câu 3: Phần sau của đoạn thơ tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng: “Đất Nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới mẻ của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hóa,…của đất nước ta như thế nào? Tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn thơ này và nhiều bài thơ chống Mỹ, vì sao?

  • Tư tưởng đất nước của nhân dân của tác giả được thể hiện trên các phương diện:
    • Không gian địa lí: tác giả liệt kê các danh lam, thắng cảnh trên đất nước ta và khẳng định nhân dân chính là chủ nhân, là những người đã làm ra những danh lam thắng cảnh đó.
    • Chiều dài lịch sử: Lịch sử 4000 năm của dân tộc được tạo nên từ mồ hôi và cả chính xương máu của nhân dân.
    • Bề dày văn hóa: Nhân dân là những người đã tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: văn hóa: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”,... từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền.

Câu 4: Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian của tác giả (ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, phong tục,…), từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt. Vì sao có thể nói chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn trích này gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?

  • Tác giả lấy chất liệu dân gian từ những câu ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, phong tục tập quán,...
  • Tác giả không sử dụng một cách nguyên vẹn các chất liệu văn học dân gian ấy mà chỉ sử dụng một số từ ngữ, hình ảnh nhằm mục đích gợi liên tưởng, suy ngẫm trong lòng bạn đọc
  • → Những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm vừa quen vừa lạ, phảng phất văn học dân gian nhưng vẫn rất hiện đại.

Trên đây là bài Soạn văn 12 Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF