Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu phân tích đoạn thơ đầu bài trong thơ Vội vàng của Xuân Diệu dưới đây để nắm rõ hơn những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong những dòng thơ đầu của bài thơ Vội vàng. Hi vọng, tài liệu này sẽ mang đến cho các em những kiến thức hay và thú vị. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vội vàng để nắm chắc hơn các kiến thức trọng tâm của bài học.
Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích đoạn thơ đầu trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, HOC247 mời các em xem thêm video bài giảng Vội vàng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Đoạn thơ đầu tức đoạn 1 và 2 trong video bài giảng của cô; được trình bày một cách chi tiết và dễ hiểu; thuận lợi cho các em trong quá trình củng cố lại những kiến thức trọng tâm nhất về nội dung và nghệ thuật của 2 đoạn thơ. Bài giảng nhằm giúp các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng tham khảo!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng
- Dẫn dắt và trích dẫn đoạn thơ
b. Thân bài
- Khái quát chung
- Xuất xứ: In trong tập Thơ thơ (1938), một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
- Chủ đề: thể hiện cái tôi khát khao giao cảm với đời cũng như quan niệm sống độc đáo, mới mẻ của tác giả
- Nội dung đoạn thơ đầu: Tình yêu đời, cuộc sống tha thiết
- Phân tích
- 4 câu thơ đầu:
- Mở đầu bằng thể ngũ ngôn như lời tuyên bố ngắn gọn, mạnh mẽ về khát vọng mãnh liệt.
- Thi sĩ xưng “tôi”→ muốn bộc bạch với mọi người.
- Gió, nắng, hương: hiện tượng thiên nhiên, quy luật của trời đất, cái khách quan, sự tồn tại vĩnh hằng ngoài ý muốn chủ quan của con người.
- Kiểu câu điệp cấu trúc, điệp từ, điệp ngữ, nhịp thơ nhanh, gấp gáp: tôi muốn, cho…→ mong muốn chủ quan, ý tưởng táo bạo “muốn tắt nắng”, “muốn buộc gió”: mới thoạt nghe như phi lí, nhưng lại dễ dàng lí giải được ở hồn thơ Xuân Diệu- trái tim thi sĩ đang muốn giữ mãi bên mình hương sắc của cuộc đời.
- Tình yêu cuộc đời, bộc lộ thái độ sống: mong muốn được chiếm lĩnh mọi vẻ đẹp của cuộc sống.
- Mở đầu bằng thể ngũ ngôn như lời tuyên bố ngắn gọn, mạnh mẽ về khát vọng mãnh liệt.
- 7 câu thơ tiếp “Của ong bướm… cặp môi gần”: Bức tranh cuộc sống tươi đẹp, tràn ngập hương sắc tình yêu
- “Của”: nối liền 4 câu thơ trên với đoạn thơ tiếp, tạo sự liền mạch trong cảm hứng và hình tượng thơ.
- Điệp từ “này đây”: có tính chất chỉ định, nhấn mạnh:
- sự phong phú, đa dạng, diệu kỳ của cuộc đời.
- sự hiện hữu: thời gian (ngay lúc này), không gian (ở đây).
- Hình ảnh của cuộc sống được liệt kê chật đầy trong các dòng thơ:
- Ong bướm rộn ràng bởi những đóa hoa xuân khoe sắc thắm giữa đồng nội xanh rì.
- Cành tơ phơ phất vươn dáng nõn nà.
- Ánh sáng bình minh tỏa màu hồng bừng hé đầy ngạc nhiên vì thế giới xung quanh mình.
- Mỗi sáng sớm…gõ cửa: cuộc sống mỗi ngày đều chứa đựng những niềm vui, nhà thơ hình dung như có một vị thần độ lượng mỗi sáng sớm đem niềm vui ban phát cho mọi người.
- Tháng giêng ngon… môi gần: cách diễn đạt rất mới; tháng giêng – mùa xuân: mùa tươi đẹp nhất nhưng trong văn học VN, chưa có ai cảm nhận mùa xuân như XD – so sánh tháng giêng ngon như cặp môi gần. Câu thơ thể hiện tình yêu cuộc sống nồng nhiệt đồng thời ẩn chứa cả quan niệm của Xuân Diệu cũng như của các nhà Thơ mới trong cách cảm nhận thiên nhiên – luôn lấy con người làm chuẩn mực để so sánh với con người.
- Đoạn thơ thể hiện sự nhạy cảm của tâm hồn thi sĩ, thiên nhiên vừa giàu sức sống vừa tràn ngập xuân tình.
- 2 câu cuối: chợt nhận ra sự hữu hạn của đời người, tâm thế nuối tiếc sự sống, cuộc đời
- Giọng thơ đột ngột trở nên buồn bã, dấu chấm ở giữa dòng trong câu: Tôi sung sướng…→ câu thơ như chợt sững lại, tựa như một nốt nhạc trầm trong một bản đàn đang vút cao ở giai điệu bay bổng nhất. Nhà thơ thất vọng vì nhận ra niềm vui sướng ấy ngắn ngủi biết bao.
- Sự nhảy cảm của nhà thơ trước sự chảy trôi của thời gian,với sự nhạy cảm lạ lùng mới có cảm nhận độc đáo: nhà thơ nhìn thấy cái kết, cái chung cuộc của bản thân sự việc kể cả khi nó mới bắt đầu.Tả cảnh ngụ tình
- 4 câu thơ đầu:
c. Kết bài
- Nêu nhận xét, đánh giá về đoạn thơ
- Mở rộng vấn đề bằng những liên tưởng, suy ngẫm của cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích đoạn thơ đầu bài trong thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đòng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng nhưng vộ vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới vào xuân
Gợi ý làm bài
Phong trào Thơ Mới thời kì 1930- 1945 là một nhánh rẽ táo bạo của thơ ca Việt Nam, những hồn thơ tài hoa như Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ đã mang tới một màu sắc hoàn toàn mới lạ cho thi ca Việt. Nếu Hoài Thanh trong cuốn Thi nhân Việt Nam đã nhận định mỗi tác giả có một hồn thơ riêng, “ảo não như Huy Cận, mở rộng như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư , hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyên Nhược Pháp, quê mùa như Nguyễn Bính, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.” Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, ông hoàng của thơ tình yêu. Trong thơ Xuân Diệu ta băt gặp một tâm hồn yêu cuộc sống, ham sống tới cuồng nhiệt và cũng chính ông là người mang tới quan niệm nhân sinh mới mẻ và những cách tân nghệ thuật độc đáo .Nhắc tới thi sĩ này ta nghĩ ngay tới nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một cái tôi khao khát giao cảm với cuộc đờì. Trong suốt cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật của nước nhà thi sĩ đã để lại cho đời vô số những bài thơ hay, giàu giá trị, trong đó “Vội Vàng” là một thi phẩm đặc sắc được rút ra từ tập Thơ Thơ sáng tác năm 1938. Đặc biệt khổ thơ đầu với những lời thơ ngắn gọn nhưng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai mờ. Chỉ với mười ba câu thơ nhưng đã phần nào đưa độc giả đi khám phá hồn thơ chân thật của Xuân Diệu. Ở đó ta thấy tâm hồn của một chàng trai trẻ ham sống, nặng tình với cuộc đời và mong muốn làm những điều tưởng chừng như phi lý để níu giữ lại những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của ty và tuổi trẻ. Nó như một điểm xuất phát để từ đây nhà thơ trình bày những quan niệm táo bạo, mới lạ về thời gian và triết lý sống vội vàng ở những phần sau
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Nghĩa là thi sĩ ý thức được sự vô tình của thời gian và tạo hóa. Ngay giờ phút này đây hãy tỉnh táo vội vàng tận hưởng cuộc sống tươi đẹp bởi nó là sự một đi không trở lại. Ta cũng thấy điểm lạ trong hình thức trình bày của câu thơ trên, đó là dấu chấm được đặt giũa dòng thơ như bước chân đang hân hoan dạo bước trong một khu vườn đầy hương sắc bỗng khựng lại trước ranh giới mong manh, không thể vượt qua được. Trước bao lo âu bởi sự hữu hạn của đời người và cái vô hạn của cuộc đời. Chính vì thế chàng Xuân Diệu nuối tiếc xuân ngay khi mùa xuân vừa mới tới. Những câu thơ diễn tả tâm trạng vừa sung sướng vừa vội vàng để hưởng thụ cuộc đời. Và cũng từ đây mở ra những dòng tâm trạng mới vội vàng hơn, thiết tha hơn trong những câu thơ tiếp theo.
Khổ thơ đầu đã bộc lộ một tâm hồn yêu đời, ham sống đến khát khao mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Với bút pháp miêu tả, liệt kê Xuân Diệu đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh tràn đầy nhựa sống và sự lung linh của sắc màu vạn vật, đưa người đọc cùng dạo chơi với thi sĩ, cùng tận hưởng những khoảnh khắc đẹp nhất của tuổi trẻ rồi giục dã con người hãy sống nhanh, sống sao cho hết mình, vì chỉ có sống vội vàng ta mới không làm hoang phí thời gian và tuổi thanh xuân. Để có đc một thông điệp mới mẻ này chứng tỏ người thi sĩ phải thật sự tinh tế, nhạy cảm với bước đi của thời gian và Xuân Diệu đã có thể làm nên điều ấy.
Mong rằng, tài liệu văn mẫu trên đã hệ thống các kiến thức trọng tâm của những dòng thơ đầu bài thơ Vội vàng một cách khoa học giúp các em nắm kiến thức một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024180 - Xem thêm