OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

12/05/2022 998.09 KB 405 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220512/37269716365_20220512_151748.pdf?r=8445
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Trong truyện ngắn Vi Hành, Nguyễn Ái Quốc lột tả sự độc tài của bộ máy cai trị của bọn thực dân Pháp lúc bấy giờ. Tác phẩm mang tính châm biếm nhưng lại vô cùng hấp dẫn bởi ngòi bút nghệ thuật của tác giả. Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về văn bản, mời các em cùng tham khảo tài liệu Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc dưới đây. Chúc các em học tập vui vẻ!

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

2.1. Mở bài

- Giới thiệu đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.

2.2. Thân bài

a. Cách đặt nhan đề tác phẩm

- "Vi hành": Tên trong tiếng Pháp là "Incognito" có nghĩa bí mật, ẩn danh

=> Tên truyện ngắn đặt trong bối cảnh truyện càng thêm hấp dẫn, cuốn hút: Hướng đối tượng độc giả là công chúng Pháp; lấy bối cảnh là chuyến Pháp du của vua Khải Định để qua đó tố cáo sự gian xảo của bộ máy thực dân cai trị đương thời.

b. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện

- Thông thường: "vi hành" là hành động vua cải trang thành dân thường đi tìm hiểu đời sống của nhân dân nhằm nắm vững tình hình dân chúng đồng thời tiếp thu và cải tổ bộ máy cai trị,...

- Nhưng ở đây, vua đi "vi hành" tới tận nước Pháp, cốt để chứng kiến cơ sở vật chất và điều kiện sống của dân mình dưới sự cai trị của Pháp

=> Tình huống vừa nực cười, vừa không tưởng, thể hiện sự kệch cỡm, lố lăng của xã hội.

c. Cách mở đầu truyện độc đáo

- Mở đầu bằng lời chú thích "Trích Những bức thư... An Nam"

=> Tạo sự tò mò, hứng thú nơi người đọc, như một cú lừa ngoạn mục bởi nội dung cốt truyện và tên nhan đề, lời tựa không liên quan

=> Ngòi bút trí tuệ, khéo léo

d. Sử dụng khéo léo thủ pháp nghệ thuật

- Mượn lời nhân vật để nói lên tư tưởng của mình

- Nguyễn Ái Quốc mượn lời đôi trai gái Pháp trên chuyến tàu với tình huống nhầm tác giả với vua Khải Định

- Đôi trai gái người Pháp nhầm tưởng vị khách không biết tiếng Pháp nên đã thoải mái đánh giá, bàn tán

=> Mượn cách nhìn của người thứ ba vừa để tạo tính khách quan, khái quát vừa để tấu hài.

e. Nghệ thuật miêu tả vua Khải Định

- Dưới con mắt của hai người dân bản địa phương Tây:

- Nhân vật vua Khải Định được vẽ bằng những nét vẽ phóng túng, kệch cỡm với "váy chẳng ra váy, quần không thành quần, trang sức đầy những vòng nhẫn thừa thãi, "đội cái chụp đèn chụp... khăn", khuôn mặt bủng "như vỏ chanh", "mũi tẹt, mắt xếch",...

- Đối với những người dân Pháp: Vua An Nam hiện lên như một trò cười, một tên "múa rối"

=> Cách phác họa lố bịch vẻ bề ngoài để nói lên cái tha hóa bên trong bản chất: Khải Định chỉ là một ông vua bù nhìn, con rối trong tay thực dân...

- Ý nghĩa của việc sử dụng bút pháp nghệ thuật châm biếm nhẹ nhàng mà vô cùng thâm sâu:

- Đả kích các chính sách bảo hộ, luận điệu bịp bợm, xảo trá "khai hóa văn minh" của thực dân Pháp

- Không chỉ mỉa mai tên vua bù nhìn mà còn lên án cả xã hội thực dân giả tạo, thật giả lẫn lộn

2.3. Kết bài

- Khẳng định giá trị tác phẩm và tài năng Nguyễn Ái Quốc.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Gợi ý làm bài

3.1. Bài văn mẫu số 1

Nguyễn Ái Quốc là một nhà văn, nhà thơ, nhà Cách mạng vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Truyện kí của Người được coi là một bản ghi chép lịch sử không chỉ chính xác, bao quát mà còn có tính mỉa mai, châm biếm thời đại. "Vi hành" là một trong số những tác phẩm truyện ngắn hay nhất, được viết bằng tiếng Pháp. Trong đó, ngòi bút nghệ thuật của tác giả đã vạch trần bản chất tay sai, bù nhìn của vua Khải Định và những thủ đoạn xảo trá từ phía thực dân xâm lược.

Sau thế chiến thứ nhất năm 1918, Pháp ra sức vơ vét, bóc lột thuộc địa nhằm bù đắp cho nền kinh tế kiệt quệ hậu chiến, đồng thời rêu rao trên toàn thế giới về tư tưởng "khai sáng", "bảo hộ" đối với những quốc gia bị chúng xâm lược. Nhan đề "Vi hành" trong tiếng Pháp là "Incognito", nghĩa là bí mật, ẩn danh. Cái tên mang nhiều ý mỉa mai nhằm châm biếm vị trí bù nhìn của vua An Nam, xét vào bối cảnh truyện lại thêm hấp dẫn, cuốn hút. Hướng tới đối tượng độc giả là công chúng Pháp, tác phẩm sử dụng lối dùng từ mang âm hưởng châu Âu hiện đại cùng cách nói ẩn dụ nhiều tầng nghĩa, lại dễ hiểu, dễ ngấm, gây ra tiếng cười chua xót mà duyên dáng, cốt truyện dí dỏm, hài hước, lấy bối cảnh chuyến Pháp du của vua Khải Định để tố cáo sự gian xảo của bộ máy thực dân cai trị đương thời.

Câu chuyện kể về chuyến viếng thăm của vua Khải Định tới nước Pháp. "Vi hành" là hành động vua cải trang thành dân thường để đi tìm hiều đời sống thực trạng của nhân dân nhằm tiếp thu và cải tổ bộ máy cai trị. Ở đây, vua An Nam "vi hành" tới tận Pháp để chứng kiến cơ sở vật chất và điều kiện sống của dân mình dưới sự cai trị của ngài, một tình huống vừa nực cười vừa không tưởng trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của Nguyễn Ái Quốc, cốt để nói lên cái lố lăng, kệch cỡm của xã hội.

Mở đầu tác phẩm là lời chú thích: "Trích Những bức thư gửi cô em họ do tác giả tự dịch từ tiếng An Nam", tính nghệ thuật độc đáo được sử dụng rất táo báo, khơi gợi sự tò mò từ phía độc giả. Người đọc băn khoăn không hiểu nội dung của bức thư này là gì, liệu là một bức thư thăm hỏi, hay một bức thư đặc biệt, thậm chí là một bức thư tình không đoan chính đúng theo cái tên gọi của tác phẩm: Bí mật. Thực tế như một cú lừa ngoạn mục đánh vào tâm lý tác giả bởi nội dung và cốt truyện hoàn toàn không liên quan đến tên gọi hay lời tựa, đã cho thấy một ngòi bút trí tuệ, thông thái, thu hút độc giả một cách khéo léo và duyên dáng.

Nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Ái Quốc thể hiện ở thủ pháp mượn lời nhân vật để nói lên chính tư tưởng của mình. Thân là một người dân An Nam, Nguyễn Ái Quốc không được phép "phạm húy", không được bôi nhọ, phê bình ông vua của nước mình, vì vậy, Người mượn lời một cặp đôi trai gái người Pháp trên chuyến tàu để làm cái cớ đả kích. Tạo tình huống nhầm lẫn để đôi trai gái nhầm tác giả với vua Khải Định, lấy lời bàn tán, đối thoại của họ đã dần dần mở ra một tình huống trái khoáy. Tác giả kể lại câu chuyện nhầm lẫn ấy dưới điệu bộ bình thản, đôi trai gái người Pháp tưởng vị khách phương Nam kia không hiểu tiếng Pháp nên thoải mái đánh giá, bàn tán. Họ cho rằng ông vua xứ Nam đi cùng chuyến tàu với họ, đang đi vi hành xem cuộc sống người dân như thế nào, đó là điều rất thú vị, đáng để bình luận. Mượn cách nhìn của nhân vật thứ ba vừa để tạo tính khách quan, bao quát, vừa để tấu hài, cho rằng việc một ông vua nọ sang nước họ thăm thú chẳng qua cũng chỉ là chuyện phù du, chuyện hài hước.

Chân dung vua Khải Định cũng từ lời đối thoại của hai nhân vật hiện ra rõ nét. Người Tây khó phân biệt được khuôn mặt khác nhau của người châu Á nên họ mặc sức bình phẩm từ dáng vẻ đến hành vi. Nét vẽ hết sức phóng túng, kệch cỡm với váy chẳng ra váy, quần không thành quần, trang sức đầy những vòng nhẫn thừa thãi, đội "cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn", khuôn mặt bủng "như vỏ chanh", "mũi tẹt, mắt xếch". "Hắn còn làm mình bật cười hơn nữa cơ lúc hắn đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm", "hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh? Nghe nói ông bầu nhà hát Múa rối có định kí giao kèo thuê đấy". Đối với những người dân Pháp, vua An Nam chẳng qua chỉ là một trò cười, một tên "múa rối" chẳng khác gì rạp xiếc họ thường đi xem. Cách phác họa lố bịch về vẻ bề ngoài cốt để nói cái tha hóa từ trong bản chất. Khải Định tự mình trang trí cho mình những món đồ quê mùa, xấu xí, thể hiện lề thói vô độ, muốn nếm thử cuộc đời của các công tử bé, đường đường là thân vua có đầy đủ cung tần mỹ nữ, cao lương mĩ vị nhưng vẫn tập tành cách ăn chơi kiểu phương Tây. Thực chất, Khải Định chỉ là ông vua bù nhìn, một con rối trong tay thực dân, dưới mắt người Pháp chỉ là thứ đồ chơi mua vui khi vốn giải trí tại thủ đô Paris ngày càng hạn hẹp, chỉ xứng đáng đặt ngang hàng với trò nhào lộn, leo trèo, có tiền mua vé là vào xem được.

Không chỉ dừng lại ở sự nhầm lẫn của cặp đôi trai gái, tác giả còn mở rộng ra nhằm châm biếm chính sách của thực dân Pháp. Bút pháp nghệ thuật sâu cay, đặc sắc, nhẹ nhàng mà thâm sâu. Đối với dân chúng Pháp, "tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành Hoàng đế ở Pháp", thực tế, Pháp mời Khải Định sang thăm nhưng hoàn toàn không nhận ra ai thực sự là vua nên đối đãi với tất cả người An Nam trên đất Pháp như vua chúa, tất cả đều là thượng khách, ai ai cũng được "hộ giá tuốt". Chuyện tưởng như đùa, như bịa đặt để gây hài nhưng lại vô cùng thực tế. Chuyến "vi hành" của Khải Định không hề công khai mà vô cùng lén lút, ám muội nên chính phủ Pháp mới lầm tưởng. Giọng nói mỉa mai không chỉ nhắm vào tên vua bù nhìn mà còn lên án cả xã hội thực dân giả tạo, xảo trá, thật giả lẫn lộn. Cái hay ở ngòi bút nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc là không hô hào, không bóc mẽ trực tiếp mà uyển chuyển, vừa trào phúng hài hước, vừa thâm thúy, sâu cay.

Bằng lối viết uyển chuyển, xây dựng tình huống mới lạ, độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và văn học, hệ thống ngôn từ giàu trí tuệ, súc tích, ngắn gọn và đặc biệt là tinh thần mỉa mai, châm biếm, tác giả đã vạch trần bộ mặt hèn hạ, tàn nhẫn của vua Khải Định cũng như chính sách tàn bạo của Pháp đối với các nước thuộc địa. Không chỉ tố cáo sâu cay, tác phẩm còn là một dấu mốc chói lọi trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Ái Quốc với thể loại truyện ngắn chính trị.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Truyện kí Nguyễn ái Quốc được viết "như một ngòi bút phương Tây sắc sảo, rất điêu luyện, rất Pháp"(Phạm Huy Thông). Vi hành là một truyện ngắn hội tụ đầy đủ những đặc sắc nghệ thuật đó của ngòi bút truyện kí Nguyễn ái Quốc. Vi hành là một trong những truyện ngắn hay nhất của Nguyền ái Qụốc ra đời vào những năm hai mươi của thế kỉ XX. Tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân đạo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp, số ra ngày 19 tháng 12 năm 1923.

Sau đại chiến thế giới thứ nhất (1914 -1918), tuy thắng trận nhưng nền kinh tế kiệt quệ lại phải lo đối phó với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, thực dân Pháp một mặt tăng cường vơ vét thuộc địa, mặt khác không ngừng tuyên truyền, lừa bịp về "sự thịnh vượng"và "tình hình ổn định" của những nước chúng đang "khai hóa", "bảo hộ". Chúng bày ra cái gọi là "đấu xảo thuộc địa"(Mác-xây năm 1922) và đưa Khải Định sang dự với tư cách là quốc vương An Nam. Khải Định sang Pháp là để tỏ thái độ hoàn toàn quy phục "mẫu quốc" và cảm tạ ơn "khai hóa'', qua đó ngầm nói với nhân dân Pháp rằng: Tinh hình Đông Dương rất ổn định và tốt đẹp. Cuộc Pháp du của Khải Định thực chất là một trò quảng cáo cho chủ nghĩa thực dân. Việc Khải Định sang Pháp đã bị những người Việt Nam yêu nước lên án mạnh mẽ. Cùng với Con rồng tre (kịch), sở thích đặc biệt (tiểu phẩm), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (truyện ngắn),... Nguyễn ái Quốc viết Vi hành để lật tẩy con bài chính trị Khải Định cùa thực dân Pháp và tính chất bù nhìn tay sai dơ dáy của Khải Định, luôn thể tố cáo tính chất điêu trá của những cái gọi là "văn minh", "khai hóa" mà thực dân Pháp đang rêu rao.

Vi hành trước hết nhằm vào độc giả người Pháp, vào dân Pa-ri. Vi thế tác phẩm phải viết có nghệ thuật, phải sử dụng bút pháp của truyện ngắn châu Âu hiện đại. Hơn nữa, để có sức thuyết phục cao với người Pháp, tác giả phải giữ thái độ khách quan, tránh lối thảa mạ trực tiếp bằng những “lời lẽ đao to búa lớn”

Mục đích là tố cáo lật tẩy nên tinh thần và linh hồn tác phẩm là châm biếm, đả kích. Tinh thần này thấm vào toàn bộ từ giọng diệu đến mọi tình tiết và biến hóa thành nhiều dạng khác nhau để có thổ "đánh" từ nhiều phía, bằng nhiều cách.

Tên tác phẩm nguyên văn tiếng Pháp là Incognito (dùng tên giả không để bất cứ một ai biết được). Người Pháp dùng incognito vói nghĩa bình thường. Nguyễn ái Quốc dùng với rất nhiều dụng ý vừa thật vừa giả, vừa nghiêm chỉnh vừa đùa cợt, vừa đả kích vừa châm biếm. Cái biến ảo hư hư thực thực rất phù hợp với tình huống truyện. Dịch gả Phạm Huy Thông đã tỏ ra rất hiểu dụng ý nghệ thuật của tác giả khi chọn dịch nhan đề tác phẩm là Vi hành. Vi hành vốn là việc làm tốt cùa vua chúa khi cài trang làm dân thường đi tìm hiểu đời sống của muôn dân. Khải Định sang tận Pháp để "vi hành" xem dân An Nam sống thế nào dưới'sự trị vì của ngài thì quả là xưa nay-chưa từng có, quả thật là nực cười.

Lời chú thích bên dưới nhan đề: "Trích Những bức thư gửi cô em họ do tác giả tự dịch từ tiếng An Nam" tuy chỉ có một dòng ngắn ngủi thôi nhưng lại vô cùng quan trọng. Đây là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo để gây sự hấp dẫn, khêu gợi tính hiếu kì của độc giả khi mà cái kho giải trí của Pa-ri đang có nguy cơ cạn kiệt. Anh em họ ở đãy có thể-yêu nhau, lấy nhau. Vì thế mà dòng chú thích như ngòm hứa hẹn với độc giả những lời lẽ yêu đương mùi mẫn, những chuyện tình riêng tư kín đáo. Độc giả không thể dừng lại giở chừng, tò mò theo dõi hết cầu chuyện mới biết mình đã bị lừa một cách hết sức ngoạn mục, bị lừa nhưng lại hết sức khâm phục kẻ đã lừa mình vì đó là cú lừa của một trí tuệ tác việt và một ngòi bút đầy bản lĩnh.

Nguyễn Ái Quốc là một thần dân An Nam. Dù Khải Định có thế nào đi nữa thì , cũng không thể trực tiếp phê phán bởi lẽ truyền thống người Việt Nam không chấp nhận được điều đó. Tác giả mượn lời một đôi trai gái người Pháp chuyện trò để qua đó hình tượng nhân Vật chính hiện lên khá rõ và dụng ý phê phán, châm biếm cũng vì thế mà bộc lộ không giấu giếm. Sư sáng tạo này đem đến cho tác phẩm tính khách quan và nhờ tính khách quan này mà hiệu quả phê phán càng độc đáo, sâu sắc. Đế thể hiện rõ thái độ phệ phán, nhà văn đã sử dụng một thủ pháp quen thuộc: Tạo tình huống nhầm lẫn. Đôi trai gái người Pháp nhầm lẫn tác giả với ông vua An Nam - một sự nhầm lẫn vô tình của nhân vật nhưng lại có ý của tác giả. Việc nhầm lẫn là việc vẫn thường xuyên xảy ra trong cuộc sống. Tác giả (nhân vật lõi) thuật lại câu chuyện nhầm lẫn vô tình mà thú vị ấy một cách khách quan vì biếl được họ nói gì nhưng họ lại cứ tưởng "ông ta" không biết gì nên nói rất thoải mái. Một mục đích chính trị lớn lao, lại được lồng vào một hư cấu nghệ thuật đơn giản đến lạ lùng, hư cấu mà cứ như không hề hư cấu bởi tính chân thực đến kinh ngạc của những điều "mắt thấy tai nghe". Chí mội khoảnh khắc ngắn ngủi trên tọa xe điện ngầm, vẻn vẹn có ba nhân vật trong đó "tôi" chỉ lẳng lặng ngồi nghe vẻ nghĩ ngợi còn cặp tình nhân ríu rít quanh một câu chuyện rất "xôm" nhưng cũng hết sức hãng quơ, phù phiếm. Với họ là chuyện phiếm, chuyện vùi, chuyện hài. Với "tôi" là chuyện nghiêm chinh, chuyện buồn, chuyện đau lòng.

Sự nhầm lẫn là cơ hội để tác giả gián tiếp khắc họa chân dung Khái Định ở nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau. Nhân vật thật, nhân vật chính không cần xuất hiện mà vẫn thấy rõ chân dung một cách sinh động và đầy ấn tượng. Đó là một bức chân dung hết sức lố bịch được hiện lên với những nét vệ nguệch ngoặc, phóng túng của những lời đàm tiếu giàu tưởng tượng. Một chân dung hiếm họa thú vị đã được lố bịch hóa dưới cái nhìn hài hước của người dân Pa-ri lố bịch từ cách ăn mặc váy không ra váy, quần chẳng ra quẩn đến cách trang sức đầy những vòng, những nhẫn. Trên đầu lại đội cái "chụp đầu”. Khuôn mặt vàng bùng "như vỏ chanh", mũi tẹt, mắt xếch, Trang phục của Khải Định trong thực tê vốn đã hài hước, trong con mắt của người Pháp, nó lại  lố bịch và kì quặc. Qua ngôn ngữ của đôi trai gái Pa ri, người đọc hiểu đó là một kiểu ăn chơi bừa bãi. Đã thế Khải Định mũ áo cân đai xênh xang là thế bỗng chốc hỏa trò hể. Khải Định đã bị lố bịch họa đến cả nhân cách và giá trị. Giữa chốn văn minh, Khải Định tự phơi mình như một thứ đồ cổ, tệ hơn, một trò cười rẻ tiền, một con rối chỉ có giá trị giải trí không lớn. Lời bình của đôi trai gái Pháp về ông vua của một nưóc thuộc địa là những  lời nói công khai mang màu sắc tự đo dân chù. Với họ, vua chúa không phải là hạng phải kính trọng. Mọi chí xem vua chúạ như một thứ đồ chơi nhằm thay đổi không khí đã quá nhàm chán trong đời sống của người dân Pa-ri.

Tác giả mơ rộng, sự nhầm lẫn để tăng tính kì thú cho câu chuyện. Từ việc một đôi trai gái Pháp nhầm tác giả (tôi) với Khải Định đến việc dân chúng Pháp nhầm tác già cùng tình ca những người da vàng trên đất Pháp là Khải Định. Rồi đến cả chính phủ, những kẻ  đích danh mời Khái Định làm "thượng khách" cũng không  nhận ra nên để tránh thất thế trong ngoại giao bèn đổi xử với những người Việt Nam yêu nước như đối xư với vị hoàng đế An Nam, là cá đều được -hộ giá tuốt". Chắc chắn thực tê ít ai tin có sự nhầm lẫn kì lạ đó. Nhưng như thể mới là nghệ thuật. Chuyện đúng là bịa, là đùa cho vui nhưng người đọc lại thây như thật một trăm phần trâm. Sư thật là vua Khái Định sang Pháp di lén lút làm bao chuyện ám muội. Khải Định không "vi hành" kiểu đó thì làm gì có‘sự nhầm lẫn kiểu đó. Câu chuyện cứ như một ngày hội giá trang, thực mà hư, ào mà như thực, không có Khai Định trong tác phẩm mà Khải Định vẫn cứ hiện ra rõ mồn một. Chính sự biến ảo đó đã tạo cho câu chuyện có nhiều tầng nghĩa. Thật là một mũi tên trúng nhiều đích.

Để tăng tính hiệu quả cho giá trị phê phán, tố cáo, nhà văn đã chọn thủ pháp viết thư Như đã nói, thư gửi cô em họ dễ làm người dọc nhầm tướng là thư tình nên từ sự tò mò mà sẽ theo dõi kĩ lưỡng. Tuy nhiên, đó chi là tác dụng phụ. Việc sử  dụng thủ pháp viết thư đã đem đến một hiệu quả thẩm mĩ cao hơn.

Thứ nhất, bằng lối viết, thư, giọng điệu tác phẩm có thế thủy đổi một cách linh hoạt: Từ lối trần thuật khách quan có thể chuyển sang giọng trữ tình thân mật, rồi có thể liên hệ,so sánh, hồi tưởng quá khứ hoậc vẽ ra tương lai,... Có lúc đang từ giọng văn mỉa mai châm biếm, tác giả có giọng chua xót, đặc biệt là cái chua xót của một ngứời dân mất nước.

Thứ hai, lối viết thư khiến người kể chuyện tha hồ chuyển cành, chuyển đề tài. Đang từ cánh trong xe điện ngẩm ờ Pa-ri chuyển tới cánh quê nhà thời thơ ấu. rồi liên tưởng sân tận Trung Quốc để nói chuyện cải trang vi hành của vua Nghiêu, vua Thuấn, trờ về Pháp để nói chuyện vua Pi e,...

Một thủ pháp đáng lưu ý của Vỉ hành là gợi nhiều hơn tả. Các chi tiết chú yếu mang tính gián tiếp, mục đích là để người đọc hình dung, tưởng tượng, suy đoán, phát hiện những cái trái ngược trong cùng một hiện tượng: Ông vua cao quý thực chất chỉ là  một con rối; chính sách "báo hộ". nghe ra thì có vẻ nhân đạo nhưng thực chất là bất nhân, tàn bạo. Bút pháp gợi tạo khoáng trống trí tuệ để người đọc suy ngẫm tìm hàm ý, giái mã những hàm ngôn. Vì thế tiếng cười trong Vi hành không giòn giã ngay trên bệ mãt mà thâm trầm ở bề sâu. Đó là tiếng cười của trí tuệ sắc sảo. Tiếng cười mang đến nhiều sắc điệu thẩm mĩ: Có sự khinh khi kẻ thù của người cách mạng lẫn nổi đau cùa người dân mất nước; có chất thâm thúy cùa nụ cười á Đông và chất trẻ trung của thanh niên phương Tây; có sự kế thừa cả Nguyễn Khuyến, Tú Xương và sự phát triển trong tiếng cười khỏe khoắn, lạc quan của người cộng sản.

Với một truyện ngắn vừa phải, mục đích của tác giả là tố cáo ông vua thuộc địa hèn hạ đồng thời vạch mặt chủ nghĩa thực dân. Cả hai mục đích đã đạt được một cách mĩ mãn nhờ tài năng vãn chương độc đáo "như một ngòi bút phương Tây sắc sảo, rất điêu luyện, rất Pháp" nhưng không mất đi bản sắc của một ngòi bút Việt Nam giàu lòng yêu nước. "Vi Hành là một kết tinh nghệ thuật thuộc loại xuất sắc nhất thể hiện sự kết hợp giữa chính trị và văn chương trong sự nghiệp của Bác Hồ" (Nguyễn Đinh Chú).

----------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----------

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF