OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Ngân hàng câu hỏi và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - CĐ TDTT Đà Nẵng

05/06/2019 1.21 MB 438 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190605/403780232062_20190605_093155.pdf?r=5451
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn Ngân hàng câu hỏi và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

 

 
 

NGÂN HÀNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG TDTT ĐÀ NẴNG

 

Câu 1: Hãy trình bày tóm tắt tiểu sử Hồ Chí Minh từ 1890 đến 1901?

Trả lời:

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 tại làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Chùa) quê thân mẫu của Người. Quê thân phụ là làng Kim Liên (Làng Sen). Cả hai làng đều thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay là Xã Kim Liên, huyện Nam Ðàn, tỉnh Nghệ An.
  • Thời thơ ấu, Hồ Chí Minh có tên gọi là Nguyễn Sinh Cung (từ khoảng 1890 đến 1901). Từ 1890 đến 1895 Hồ Chí Minh sống tại quê hương với ông bà ngoại và cha mẹ, lên 5 tuổi (1895) Hồ Chí Minh theo cha vào Huế.
  • Năm 1898 Nguyễn Sinh Cung cùng gia đình sống tại làng Dương Nổ, cách thành phố Huế 6km về phía Ðông, nay thuộc xã Phú Dương, huyện Hương Phú tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại đây, Nguyễn Sinh Cung bắt đầu học chữ Hán.
  • Mặc dù thời gian tuổi thơ sống ở Huế không lâu, nhưng đã để lại trong tâm khảm Hồ Chí Minh nhiều ký ức sâu sắc: Sự thống khổ đến cùng cực của nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân; sự bạc nhược và nhút nhát của quan lại Nam triều trước bọn quan tây da trắng độc ác và tàn bạo...
  • Năm 1901 cụ Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ của Hồ Chí Minh đỗ Phó bảng, đem lại niềm tự hào cho gia tộc Nguyễn Sinh và dân làng Kim Liên. Làng Kim Liên đón ông về và cắt đất công, trích quỹ làng làm một căn nhà 5 gian tặng ông, theo tục lệ thời ấy, cụ Nguyễn Sinh Sắc đưa các con về sống tại Kim Liên làm lễ “Vào làng” cho 2 con trai: Nguyễn Sinh Khiêm, và Nguyễn Sinh Cung với tên gọi mới: Nguyễn Tất Ðạt và Nguyễn Tất Thành.

Câu 2: Bối cảnh quốc tế lúc Hồ Chí Minh ra đời có gì nổi bật?

Trả lời: Bối cảnh thế giới khi Hồ Chí Minh ra đời là một giai đoạn đầy biến động, được biểu hiện trên một số vấn đề sau:

  • Thứ nhất: Cuối thế kỷ XIX, CNTB đã phát triển đến đại công nghiệp cơ khí và vì thế, sản lượng công nghiệp ở các nước tư bản phát triển rất nhanh nhưng không đều, chính những phát minh mới trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật đã tạo nên bước ngoặt to lớn ấy cho sản xuất TBCN. Nếu trước đây, Anh được coi là độc quyền công nghiệp, nay đã bị các nước tư bản khác cạnh tranh quyết liệt.
  • Thứ hai: CNTB quốc tế đã bước sang giai đoạn phát triển mới - giai đoạn CNTB độc quyền (còn gọi là chủ nghĩa đế quốc) các tổ chức độc quyền này nắm hầu hết các tiềm lực kinh tế và dần dần chi phối nền chính trị ở mỗi nước. Sự xâm nhập của tư bản độc quyền công nghiệp với tư bản độc quyền ngân hàng đã tạo ra một loại tư bản mới - tư bản tài chính. Sự lũng đoạn của tư bản tài chính đã thao túng toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị các nước TBCN.
  • Thứ ba: Ðể mở rộng sản xuất và thị trường nhằm thu nhiều lợi nhuận, các nước đế quốc đẩy mạnh tốc độ gây chiến tranh để xâm lược thuộc địa. Phần lớn các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc của chúng. Nhân dân các nước thuộc địa bị chúng chà đạp lên những giá trị văn hóa, tinh thần, tước đoạt quyền lợi kinh tế và địa vị xã hội.
  • Thứ tư: Cuộc chiến tranh thực dân và chiến tranh đế quốc diễn ra ác liệt. Các nước tư bản dùng sức mạnh quân sự chiếm đoạt thuộc địa của nhau, gây chiến tranh nhằm phân chia lãnh thổ trên thế giới. Kiểu chiến tranh này diễn ra đầu tiên là cuộc chiến tranh giữa Tây Ban Nha và Mỹ năm 1898 dẫn đếu việc Mỹ chiếm CuBa và Philippin vốn là thuộc địa của Tây Ban Nha.

Như vậy, cuối thế kỷ XIX, tình hình quốc tế nổi bật 2 mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản; mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc.

Câu 3: Những đặc điểm của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX có tác động đến quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?

Trả lời:

  • Cuối thế kỷ XIX, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập, bị thực dân Pháp xâm lược đã biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Lúc này mâu thuẫn cơ bản nhất của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với tư bản Pháp xâm lược.
  • Phong trào yêu nước chống Pháp nổ ra ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Ðà Nẵng, Gia Ðịnh dưới sự chỉ huy của các văn thân, sĩ phu yêu nước.
  • Trong khi các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta dâng cao thì triều đình nhà Nguyễn đã hèn hạ đầu hàng quân xâm lược thông qua hiệp ước Pa - tơ - nốt (Patenottre) 6/6/1884. Ðánh dấu sự chấm hết cho vai trò lịch sử của chế độ phong kiến đối với lịch sử dân tộc ta.
  • Trong xã hội Việt Nam lúc này nổn bật hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa toàn bộ dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
  • Các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta dù đó là Cần Vương (13/7/1885 đến cuối 1895), Yên Thế, của các lãnh tụ phong kiến hay nông dân kết cục đều thất bại do sự hạn chế của giai cấp và thời đại.
  • Ðiều đó phản ánh sự bế tắc trong đường lối lãnh đạo của các phong trào và đặt ra sự đòi hỏi bức thiết cho sự tìm tòi, khám phá nhằm tìm ra con đường đúng đắn cho công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và các thế lực phản động khác, giành độc lập dân tộc.

Câu 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Phân tích những nội dung cơ bản của khái niệm đó.

Trả lời:

* Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng nhân loại.

* Nội hàm của khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh:

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Nó không phải là một tập hợp đơn giản những ý tưởng, suy nghĩ cụ thể của Hồ Chí Minh trong những giai đoạn cụ thể.
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại.
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khái niệm khoa học, vì thế hết sức cô đọng, chặt chẽ, có nội hàm lý luận cao, có sức sống mãnh liệt và giá trị lý luận, thực tiễn rất to lớn không những với cách mạng Việt Nam mà còn đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng loài người trên phạm vi toàn thế giới.

Câu 5: Những điều kiện lịch sử xã hội đã tác động đến sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Mỗi học thuyết, mỗi hệ tư tưởng... đều ra đời trong những hoàn cảnh và điều kiện nhất định của lịch sử. Do đó tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời cũng không thể tách rời bối cảnh quốc tế và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

* Bối cảnh quốc tế:

  • Cuối thế kỷ XIX thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và đi liền với chủ nghĩa đế quốc, một đặc điểm hết sức căn bản là xâm lược và khai thác thuộc địa (khoảng 70% các dân tộc trên thế giới trở thành thuộc địa của các nước đế quốc. Diện tích các nước thuộc địa bằng 5 lần diện tích các nước đế quốc; dân số thuộc địa Anh = 8,5 lần dân số nước Anh; diện tích thuộc địa Anh = 250 lần diện tích nước Anh.
  • Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản đã được biểu hiện đặc biệt rõ rệt ở cả hệ thống thuộc địa.
  • Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân dâng cao ở Á, Phi, Mỹ Latinh, trong đó có Việt Nam.
  • Sự tác động to lớn của cách mạng tháng Mười Nga đến Hồ Chí Minh và Người quyết định đi theo con đường của cách mạng tháng Mười.

* Bối cảnh Việt Nam

  • Trước 1858, Việt Nam là một nước phong kiến độc lập. Sự xâm lược của thực dân Pháp và sự đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn đã biến Việt Nam thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Nhiều phong trào yêu nước nổ ra, nhưng đều thất bại: phong trào Cần Vương, Đông Du, Duy Tân...
  • Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước nhưng không đi theo con đường của các sĩ phu đương thời mà đến các nước phương Tây; trên cơ sở hoạt động thực tiễn ở nước ngoài và tổng kết, nhận xét các cuộc cách mạng và phong trào yêu nước ở Việt Nam và quốc tế, Hồ Chí Minh đi đến khẳng định: “chỉ có đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, theo con đường cách mạng vô sản thì sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam mới thành công đến nơi, thành công triệt để”.
  • Sự kết hợp nhuần nhuyễn các nhân tố khách quan và chủ quan, dân tộc và quốc tế, truyền thống và hiện đại đã làm xuất hiện con người và tư tưởng Hồ Chí Minh.

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Ngân hàng câu hỏi và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - CĐ TDTT Đà Nẵng, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

ADMICRO
NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF