OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề tổng ôn tập Hóa hữu cơ 12 năm học 2019-2020 Trường THPT Chuyên Lam Sơn

11/12/2019 839.66 KB 396 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191211/282827291624_20191211_094757.pdf?r=9975
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn giúp các em học sinh hiểu và nắm vững các kiến thức cơ bản về hóa hữu cơ chương trình Hóa học 12, Học247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề tổng ôn tập Hóa hữu cơ 12 năm học 2019-2020 Trường THPT Chuyên Lam Sơn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị tốt cho các bài thực hành trên lớp và đạt thành tích cao trong học tập.

 

 
 

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN

ĐỀ TỔNG ÔN HỮU CƠ 12

MÔN HÓA HỌC

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1:  Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai?

A. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH.                       B. Chất Q là H2NCH2COOH.

C. Chất Z là NH3 và chất T là CO2.                              D. Chất X là (NH4)2CO3.

Câu 2:  Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số bốn chất sau: C2H5NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (°C)

182,0

 

16,6

184,0

pH (dung dịch nồng độ 0,1 mol/l)

8,8

11,1

11,9

5,4

 

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Y là C6H5OH.                B. T là C6H5NH2.             C. Z là C2H5NH2.            D. X là NH3.

Câu 3:  Este X mạch hở, có công thức phân tử C6H10O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được hai hợp chất hữu cơ Y Z. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl hoặc cho Z tác dụng với nước brom đều thu được hợp chất hữu cơ T. Công thức cấu tạo thu gọn của X

A. CH3CH2COOC(CH3)=CH2.                                   B. CH3CH2COOCH2CH=CH2.

C. CH3H2COOCH=CHCH3.                                       D. CH2=CHCOOCH2CH=CH2.

Câu 4:  Cho các phát biểu sau:

(a) Glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích, làm thuốc tăng lực.

(b) Thành phần chính của cồn 750mà trong y tế thường dùng để sát trùng làmetanol.

(c) Để ủ hoa quả nhanh chín và an toàn hơn, có thể thay thế C2H2 bằng C2H4.

(d) Hàm lượng tinh bột trong ngô cao hơn trong gạo.

(e) Axit glutamic là thuốc ngăn ngừa và chữa trị các triệu chứng suy nhược thần kinh (mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt,.)

Số phát biểu sai

A. 1.                                     B. 2.                          C. 4.                                  D. 3.

Câu 5:  Thủy phân este X có công thức phân tử C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y và Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với H2 là 16. Tên của Y là

A. axit propionic.                B. metanol.               C. metyl propionat.         D. natri propionat.

Câu 6:  X là hidrocacbon mạch hở có công thức phân tử C4Hx, biết X không tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là

A. 7.                                 B. 9.                          C. 11.                                D. 8.

Câu 7:  Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H6O2. Cả X Y đều tác dụng với Na; X tác dụng được với NaHCO3, Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức của XY lần lượt là

A. C2H5COOH và HCOOC2H5.                                  C. HCOOC2H5 và HOCH2CH2CHO.

B. HCOOC2H5 và HOCH2COCH3.                            D. C2H5COOH và CH3CH(OH)CHO.

Câu 8:  Cho sơ đồ các phản ứng sau:

X + NaOH (dư) → Y + Z + H2O.

Y + HCl (dư ) → T + NaCl.

Z + CuO → CH2O + Cu + H2O.

Biết Y là muối Na của axit glutamic. Công thức phân tử của XT lần lượt là

A. C6H11O4N và C5H10O4NCl.                                     B. C7H13O4N và C5H10O4NCl.

C. C6H11O4N và C5H9O4N.                                          D. C7H13O4N và C5H9O4N.

Câu 9:  Cho các phát biểu sau:

(1) Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

(2) Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng tráng bạc.

(3) Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.

(4) CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                              B. 2.                                   C. 3.                                  D. 4.

Câu 10: Các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ

(1) Thêm 3-5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.

(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.

(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60-700C trong vòng vài phút.

(4) Cho 1 ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

Thứ tự tiến hành đúng là

A. 1, 4, 2, 3.                        B. 4, 2, 3, 1.                      C. 1, 2, 3, 4.                     D. 4, 2, 1, 3.

Câu 11:  Cho các mệnh đề sau:

(1) Phản ứng giữa axit axetic và ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp) tạo thành benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín.

(2) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

(3) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo.

(4) Trong dung dịch, saccarozơ, glucozơ, fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

(5) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất tơ axetat.

Số mệnh đề đúng là

A. 3.                                 B. 2.                               C. 5.                                  D. 4.

Câu 12: Cho các chất sau: Saccarozơ, glucozơ, etyl fomat, Ala-Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là

A. 2.                                 B. 4.                               C. 1.                                  D. 3.

Câu 13:  Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Chuyển màu hồng

Y

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Z

AgNO3/NH3

Kết tủa Ag

T

Nước brom

Kết tủa trắng

 

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.                  B. Anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic.

C. Axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin.                  D. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ.

Câu 14: Cho các chất sau: caprolactam, phenol, toluen, metyl acrylat, isopren. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A. 3.                                  B. 6.                                 C. 4.                                  D. 5.

Câu 15:  Cho các chất sau: metan, axetilen, etilen, vinylaxxetilen, toluen, stiren. Số chất làm mất màu nước brom là:

A. 6.                                 B. 5.                                  C. 4.                                  D. 3.

Câu 16: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Y

Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Có màu tím

Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng

Kết tủa Ag trắng sáng

T

Nước Br2

Kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ.

B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.

C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.

D. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.

Câu 17:  Cho các dung dịch chứa các cacbohydrat X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau:

- Cho từng giọt dung dịch brom vào X thì dung dịch brom mất màu.

- Đun nóng Y với dung dịch AgNO3/NH3 thu được kết tủa Ag.

- Z có màu xanh tím khi nhỏ vào đó một giọt dung dịch iot.

X, Y, Z lần lượt là

A. glucozơ, fructozơ, hồ tinh bột.                                B. glucozơ, fructozơ, saccarozơ.

C. glucozơ, saccarozơ, hồ tinh bột.                              D. fructozơ, glucozơ, tinh bột.

Câu 18: Cho các mệnh đề sau:

(a) Thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.

(b) Các este có nhiệt độ sôi thấp hơn axit và ancol có cùng C.

(c) Trimetylamin là một amin bậc 3.

(d) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala-Ala và Ala-Ala-Ala.

(e) Tơ nilon-6,6 được trùng hợp bởi hexametylenđiamin và axit ađipic.

(g) Chất béo lỏng dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.

Số phát biểu đúng là

A. 6.                                   B. 3.                                  C. 4.                                  D. 5.

Câu 19: Cho các chất sau: axit glutamic, amoni propionat, trimetylamin, metyl amoni axetat, nilon-6,6. Số chất vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH (trong điều kiện thích hợp) là

A. 2.                                   B. 3.                                  C. 5.                                  D. 4.

Câu 20: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat

(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức xanh lam.

(d) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và saccarozơ chỉ thu được một loại monosaccarit.

(e) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được Ag.

(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 thu được sobitol.

Số phát biểu đúng là

A. 6.                                  B. 3.                                    C. 4.                                  D. 5.

Câu 21: Trong số các polime sau: [-NH-(CH2)6-NHCO-(CH2)4-CO-]n (1); [-NH-(CH2)5-CO-]n (2); [NH-(CH2)6-CO-]n (3); [C6H7O2(OOCCH3)3]n (4); (-CH2-CH2-)n (5); (-CH2-CH=CH-CH2-)n (6).

Polime được dùng để sản xuất tơ là

A. (3); (4); (1); (6).              B. (1); (2); (6).                   C. (1); (2); (3); (4).           D. (1); (2); (3).

Câu 22: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là:

A. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.                                 B. H-COO-CH3, CH3-COOH.

C. CH3-COOH, CH3-COO-CH3.                                D. CH3-COOH, H-COO-CH3.

Câu 23: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thí nghiệm

Hiện tượng

X

Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Có màu tím

Y

Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4

Dung dịch màu xanh lam

Z

Đun nóng với dung dịch NaOH loãng, vừa đủ. Thêm tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng

Tạo kết tủa Ag

T

Tác dụng với dung dịch I2 loãng

Có màu xanh tím

 

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột.

B. Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat.

C. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột.

D. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.

Câu 24: Cho dãy các chất: CH4, C2H4, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

A. 2.                                  B. 4.                                     C. 5.                                  D. 3.

Câu 25: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho etyl axetat tác dụng với dung dịch KOH

(2) Cho KHCO3 vào dung dịch axit axetic

(3) Cho glixerol tác dụng với dung dịch Na

(4) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng

(5) Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường

(6) Đun nóng hỗn hợp triolein và hiđro (xúc tác Ni)

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là

A. 3.                                B. 2.                                     C. 4.                                  D. 5.

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 26 đến câu 60 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

BẢNG ĐÁP ÁN ĐỀ TỔNG ÔN HÓA HỮU CƠ 12

1.B

2

3.C

4.B

5.D

6.B

7.D

8.C

9.B

10.D

11.C

12.D

13.A

14.A

15.C

16.C

17.A

18.C

19.D

20.C

21.C

22.D

23.A

24.D

25.A

26.C

27.A

28.A

29.B

30.C

31.B

32.B

33.B

34.D

35.C

36.D

37.A

38.C

39.D

40.C

41.A

42.B

43.D

44.B

45.A

46.A

47.C

48.D

49.D

50.C

51.A

52.C

53.C

54.B

55.B

56.D

57.D

58.D

59.C

60.A

 

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề tổng ôn tập Hóa hữu cơ 12 năm học 2019-2020 Trường THPT Chuyên Lam Sơn, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF